Bảng nhân 9, bảng chia 9 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)
Lý thuyết & Bài tập Bảng nhân 9, bảng chia 9 Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Bảng nhân 9, bảng chia 9 lớp 3.
Lý thuyết Bảng nhân 9, bảng chia 9
I. Bảng nhân 9, bảng chia 9
Bảng nhân 9
9 × 1 = 9 |
9 × 6 = 54 |
9 × 2 = 18 |
9 × 7 = 63 |
9 × 3 = 27 |
9 × 8 = 72 |
9 × 4 = 36 |
9 × 9 = 81 |
9 × 5 = 45 |
9 × 10 = 90 |
Bảng chia 9
9 : 9 = 1 |
54 : 9 = 6 |
18 : 9 = 2 |
63 : 9 = 7 |
27 : 9 = 3 |
72 : 9 = 8 |
36 : 9 = 4 |
81 : 9 = 9 |
45 : 9 = 5 |
90 : 9 = 10 |
Các dạng bài tập Bảng nhân 9, bảng chia 9
Dạng 1: Thực hiện phép tính 9 nhân với một số/ phép tính một số chia cho 9
- Thực hiện các phép cộng với các số hạng đều bằng 9 để tìm giá trị của phép nhân 9 với một số.
- Muốn tính giá trị của phép chia, ta nhẩm lại bảng chia hoặc nhẩm theo phép nhân
Ví dụ 1:
9 × 3 = 9 + 9 + 9 = 27
Vậy 9 × 3 = 27.
Ví dụ 2:
72 : 9 = ?
Ta nhẩm 9 × 8 = 72 nên 72 : 9 = 8
Dạng 2: Toán đố
- Đọc và phân tích đề:
+ Với phép nhân: Bài toán thường cho giá trị các số giống nhau, yêu cầu tìm giá trị của một số nhóm.
+ Với phép chia: Bài toán cho biết giá trị của nhiều nhóm và cho biết giá trị mỗi nhóm là như nhau, yêu cầu tính giá trị mỗi nhóm
- Tìm cách giải của bài toán:
+ Muốn tìm giá trị của một số nhóm, ta thường lấy giá trị của một số nhóm với số nhóm.
+ Muốn tìm giá trị một nhóm, lấy giá trị nhiều nhóm chia cho số nhóm
- Trình bày bài toán.
- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
Ví dụ 1: Mỗi nhóm có 9 học sinh. Hỏi 4 nhóm như thế có bao nhiêu học sinh?
Bài giải
4 nhóm như thế có số học sinh là:
9 × 4 = 36 (học sinh)
Đáp số: 36 học sinh
Ví dụ 2: Chia đều 63 l dầu ăn vào 9 can. Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít dầu ăn?
Bài giải
Mỗi can có số lít dầu ăn là:
63 : 9 = 7 (l)
Đáp số: 7 lít dầu ăn
Dạng 3: Đếm cách
Em cộng (trừ) liên tiếp 9 đơn vị để hoàn thiện bảng đếm cách 9
Ví dụ 1: Hoàn thành dãy số sau:
9 |
18 |
27 |
… |
… |
… |
Ta có: 9 + 9 = 18
18 + 9 = 27
27 + 8 = 36
36 + 8 = 45
45 + 8 = 54.
Vậy số cần điền vào ô trống lần lượt là: 36; 45; 54
Ví dụ 2: Hoàn thành dãy số sau:
81 |
72 |
…. |
…. |
45 |
36 |
Ta có: 81 – 9 = 72
72 – 9 = 63
63 – 9 = 54
54 – 9 = 45
45 – 9 = 36
Vậy hai số cần điền vào ô trống lần lượt là: 63; 54
Dạng 4: So sánh hai vế có phép nhân (hoặc phép chia)
Bước 1: Tính giá trị của mỗi vế.
Bước 2: So sánh hai giá trị đó.
Ví dụ: So sánh 9 × 2 : 3 và 90 : 9 – 4
Bài giải
Ta có:
9 × 2 : 3 = 18 : 3 = 6
90 : 9 – 4 = 10 – 4 = 6
Vậy 9 × 2 : 3 = 90 : 9 – 4.
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia
Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)