Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000 lớp 3.

1. So sánh

- Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái qua phải

Ví dụ: 4 720  > 4 207

+ Vì cả hai số 4 720 và 4 207 đều có chữ số chữ số hàng nghìn là 4. Số 4 720 có chữ số hàng trăm là 7, số 4 207 có chữ số hàng trăm là 2

+ Do 7 > 2  nên 4 720 > 4 207

- Trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn

Ví dụ: 908  < 5 406

+ Số  908 có 3 chữ số; Số 5 406 có 4 chữ số

+ Do số 908 có ít chữ số hơn số 5 406 nên ta có 908 < 5 406

2. Phân tích các số thành tổng các hàng: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị

Ví dụ:

a) Số 8 327 gồm 8 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 7 đơn vị

Ta có: 8 327 = 8 000 + 300 + 20 + 7

b) 5000 + 300 + 9 = 5 309

3. Tính nhẩm

- Các số tròn nghìn khi cộng thì chỉ cần nhẩm tính với các số ở hàng nghìn và giữ nguyên các hàng còn lại.

Nhóm các số để tạo thành số tròn trăm hoặc ưu tiên tính toán với các số tròn trăm trước để dễ nhẩm tính mà không cần dùng nháp.

Ví dụ:

a) 5 000 + 4 000 = ?

Nhẩm: 5 nghìn + 3 nghìn = 8 nghìn

Vậy: 5 000 + 3 000 = 8 000

b) 2 600 + 300

Nhẩm: 6 trăm + 3 trăm = 9 trăm

             2 nghìn 6 trăm + 3 trăm = 2 nghìn 9 trăm

Vậy: 2 600 + 300 = 2 900

4. Đặt tính rồi tính

- Áp dụng các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia và thực hiện các phép tính từ trái qua phải

Ví dụ:

Muốn nhân một số với số có một chữ số, ta làm như sau:

- Đặt tính rồi tính: Thừa số thứ hai được đặt thẳng cột với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất

- Ta nhân từ hàng đơn vị tiến sang trái

- Nếu kết quả có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 thì nhớ số chục lên hàng kế tiếp, chỉ viết chữ số hàng đơn vị

Ví dụ:

 

Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ 5 nhân 5 bằng 25, viết 5 nhớ 2

+ 5 nhân 0 bằng 0, thêm 2 bằng 2, viết 2

+ 5 nhân 2 bằng 0, viết 0 nhớ 1

+ 5 nhân 1 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6

Vậy 1205 × 5 = 6025

5. Tính giá trị của biểu thức

- Quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.

+ Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ ta thực hiện các phép tính theo thứ từ từ trái sang phải

+ Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia: ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau

+ Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức 250 – 550 : 2

Ta có: 250 – 550 : 2

            = 250 – 225

            = 25

Vậy giá trị biểu thức 250 – 550 : 2 = 25

6. Toán có lời văn

- Đọc và phân tích kĩ đề bài

- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả

Ví dụ 1: Một cửa hàng có 20 000 lít dầu. Sau khi bán đi 18 540 lít dầu còn lại bao nhiêu lít dầu?

Lời giải

Cửa hàng đó có số lít dầu là:

20 000 – 18 540 = 1 460 (lít)

Đáp số: 1 460 lít dầu

Ví dụ 2: Trong một ngày, đội tình nguyện trồng được 1 350 cây xanh. Hỏi trong 1 tuần lễ, với tốc độ như thế, đội tình nguyện trồng được bao nhiêu cây xanh?

Lời giải

1 tuần lễ = 7 ngày

Trong 7 ngày đội tình nguyện trồng được số cây xanh là:

1 350 × 7 =  9 450 (cây xanh)

Đáp số: 9 450 cây xanh

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác