Em ôn lại những gì đã học trang 100 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Em ôn lại những gì đã học trang 100 lớp 3.

1. Đặt tính rồi tính

a) Phép cộng

- Cách thực hiện phép tính cộng các số trong phạm vi 100 000.

Ví dụ: Thực hiện phép tính: 86 362 + 918

 

 

+86362        918       87280

+ 2 cộng 8 bằng 10, viết 0 nhớ 1

+ 6 cộng 1 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8

+ 3 cộng 9 bằng 12, viết 2 nhớ 1

+ 6 cộng 0 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7

+ 8 cộng 0 bằng 8, viết 8

Vậy 86 362 + 918 = 87 280

b) Phép trừ

- Muốn thực hiện phép trừ các số có 5 chữ số, ta làm như sau:

- Đặt tính: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau

- Thực hiện phép toán theo thứ tự từ trái qua phải, hàng nào không trừ được thì ta mượn một đơn vị ở hàng bên cạnh

Ví dụ: Thực hiện phép tính 97 358 – 32 638

 

 -9735832638   64720

+ 8 trừ 8 bằng 0, viết 0

+ 5 trừ 3 bằng 2, viết 2

+ 3 không trừ được 6, lấy 13 trừ 6 bằng 7, viết 7 nhớ 1

+ 7 trừ 1 bằng 6, 6 trừ 2 bằng 4, viết 4

+ 9 trừ 3 bằng 6, viết 6

Vậy 97 358 – 32 638 = 64 720

c) Phép nhân

- Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột với nhau.

Ví dụ:

 

×15205         5    76025

+ 5 nhân 5 bằng 25, viết 5 nhớ 2

+ 5 nhân 0 bằng 0, thêm 2 bằng 2, viết 2

+ 5 nhân 2 bằng 0, viết 0 nhớ 1

+ 5 nhân 5 bằng 25, thêm 1 bằng 26, viết 6 nhớ 2

+ 5 nhân 1 bằng 5, thêm 2 bằng 7, viết 7

Vậy 15 205 × 5 = 76 025.

d) Phép chia

Muốn chia số cho số có một chữ số ta làm như sau: Thực hiện lấy từng chữ số của số bị chia, chia cho số chia theo thứ tự từ trái sang phải

- Đặt tính

- Thực hiện lấy từng số của số bị chia chia cho số chia theo thứ tự từ trái sang phải

Ví dụ: Thực hiện phép tính 15 821 : 5

 

 

Em ôn lại những gì đã học trang 100 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ 15 chia 5 được 3, viết 3

3 nhân 5 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0

+ Hạ 8, 8 chia 5 được 1, viết 1

1 nhân 5 bằng 5, 5 trừ 5 bằng 3

+ Hạ 2, 32 chia 5 được 6, viết 6

6 nhân 5 bằng 30, 32 trừ 30 bằng 2

+ Hạ 1, 21 chia 5 được 4, viết 4

4 nhân 5 bằng 20, 21 trừ 20 bằng 1

Vậy 15 821 : 5 = 3 164 (dư 1)

2. Tính giá trị của biểu thức

- Quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.

+ Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ ta thực hiện các phép tính theo thứ từ từ trái sang phải

+ Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia: ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau

+ Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức (24 514 – 3 204) : 2

Ta có: (24 514 – 3 204) : 2

          = 21 310 : 2

          = 10 655

Vậy giá trị biểu thức (24 514 – 3 204) : 2 = 10 655

3. Chu vi, diện tích

- Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2 (cùng đơn vị đo)

- Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài cạnh nhân với 4.

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)

- Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy độ dài cạnh nhân với chính nó

Ví dụ: Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh 4 cm

Lời giải

Chu vi hình vuông là:

4 × 4 = 16 (cm)

Diện tích hình vuông là:

4 × 4 = 16 (cm2)

Đáp số: Chu vi: 16 cm

             Diện tích: 16 cm2

4. Bảng số liệu

- Đọc các số liệu trong bảng.

- Tính toán với các số liệu vừa tìm được theo yêu cầu của bài toán.

Ví dụ: Cho bảng số liệu về chiều cao của 3 bạn  Hồng, Đào, Cúc

Tên

Hồng

Đào

Cúc

Chiều cao

129 cm

130 cm

125 cm

Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi:

a) Trong 3 bạn, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

b) Bạn Hồng cao hơn hay thấp hơn bạn Đào và cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu cm?

Lời giải:

Quan sát bảng số liệu, ta thấy:

+ Hồng cao 129 cm

+ Đào cao 130 cm

+ Cúc cao 125 cm

a) So sánh: 125 < 129 < 130

Trong 3 số trên, số lớn nhất là 130, tương ứng với chiều cao của bạn Đào. Vậy Đào cao nhất (130 cm)

Trong 3 số trên, số bé nhất là 125, tương ứng với chiều cao của bạn Cúc. Vậy bạn Cúc thấp nhất (125 cm)

b) Hồng cao 129 cm, Đào cao 130 cm

Do 129 cm < 130 cm nên ta suy ra bạn Hồng thấp hơn Đào

Vậy Hồng thấp hơn Đào số xăng – ti – mét là:

130 cm – 129 cm = 1 cm

Đáp số: 1 cm

5. Ước lượng

- Với số lượng cho trước, dự đoán vật cần ước lượng giảm/ gấp lên một số lần với lượng cho trước. Sau đó thực hiện phép tính và đưa ra kết quả

Ví dụ:

Em ôn lại những gì đã học trang 100 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lọ 1 có 3 000 hạt, chia làm 3 phần bằng nhau, mỗi phần 1 000 hạt

Lọ 2 có khoảng 2 phần như thế à Lọ 2 có khoảng 2 000 hạt

6. Tiền Việt Nam

Tính giá trị các tờ tiền

- Cho một số loại tiền, em tính tổng giá trị của tất cả các đồng tiền.

- Đơn vị của tiền Việt Nam là đồng.

Ví dụ: Bạn Giang mua 1 quả bóng hết 76 000 đồng và một cuốn sách hết 22 000 đồng. Hỏi Giang mua hết bao nhiêu tiền?

Lời giải

Bạn Giang mua hết số tiền là:

76 000 + 22 000 = 98 000 (đồng)

Đáp số: 98 000 đồng

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác