Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3.

1. Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

- Điểm ở giữa: Điểm nằm giữa hai điểm thẳng hàng.

- Trung điểm của đoạn thẳng: Là điểm nằm chính giữa của hai điểm thẳng hàng.

Ví dụ:

Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập) (ảnh 1)

+ Điểm ở giữa:

A, O, B là ba điểm thẳng hàng, O là điểm ở giữa hai điểm A và B.

Trung điểm của đoạn thẳng:

- M là điểm nằm giữa hai điểm A và B.

- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB. Ta viết AM = MB = 4 cm.

Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

- Điểm M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

2. Hình tròn

- Hình tròn: Tâm, đường kính và bán kính.

+ Tâm là trung điểm của đường kính.

+ Đường kính luôn gấp hai lần bán kính

- Cách dùng compa để vẽ hình tròn.

Ví dụ:

Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

- Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB.

- Tâm O là trung điểm của đường kính AB.

- Độ dài đường kính AB gấp hai lần độ dài bán kính OM

3. Xem đồng hồ.

+ Giờ đúng: Kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào số nào thì đồng hồ chỉ giờ đó.

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 4 giờ thì các kim đồng hồ có vị trí như sau: Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 4.

Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ Giờ lẻ:

Một giờ có 60 phút, kim phút quay một vòng sẽ được 1 giờ.

Muốn nhẩm số phút khi kim dài chỉ vào một số khác 12 trên mặt đồng hồ thì em đếm cách 5 đơn vị cho mỗi số, bắt đầu từ số 12

Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút: Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 1

+ Đồng hồ chỉ 30 phút còn có cách đọc khác là “giờ rưỡi”.

+ Khi đồng hồ có số phút vượt quá 30 phút thì còn có cách đọc theo “giờ kém”

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 2 giờ 45 phút; còn được đọc 3 giờ kém 15 (tức là cần 15 phút nữa sẽ đến 3 giờ đúng)

Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

4. Khối hộp chữ nhật. Khối lập phương

 

 

Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

 

 


Khối hộp chữ nhật

6 mặt, các mặt đều là hình chữ nhật

8 đỉnh

12 cạnh

Ôn tập về hình học và đo lường trang 109 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Khối lập phương

6 mặt, các mặt đều là hình vuông

8 đỉnh

12 cạnh

5. Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông

- Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2 (cùng đơn vị đo)

- Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài cạnh nhân với 4

Ví dụ:

Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng 50 m là:

(100 + 50) × 2 = 300 (m)

Đáp số: 300 m

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác