Đường thẳng và mặt phẳng song song (Lý thuyết Toán lớp 11) | Chân trời sáng tạo
Với tóm tắt lý thuyết Toán 11 Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 11.
Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng song song
1. Đường thẳng song song với mặt phẳng
Cho đường thẳng a và mặt phẳng (P). Khi đó có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau:
• Trường hợp 1: a và (P) có từ hai điểm chung phân biệt trở lên, suy ra mọi điểm thuộc a đều thuộc (P), ta nói a nằm trong (P).
Kí hiệu: a (P)
• Trường hợp 2: a và (P) có một điểm chung duy nhất A, ta nói a cắt (P) tại a.
Kí hiệu: a (P) = A
• Trường hợp 3: a và (P) không có điểm chung nào, ta nói a song song với (P).
Kí hiệu: a // (P)
Đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) nếu chúng không có điểm chung.
Ví dụ: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD. Trên BD lấy điểm E bất kì. Qua E, kẻ đường thẳng song song với BC và cắt CD tại F. Xác định vị trí tương đối của mặt phẳng (BCD) lần lượt với các đường thẳng MN, EF và NF.
Hướng dẫn giải
Xét tam giác ABD có M và N lần lượt là trung điểm của hai cạnh AB và AD
Suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABD
Do đó MN // BD
Vậy MN và (BCD) không có điểm chung nào
Do đó MN // (BCD)
Ta có: E EF và E (BCD)
Lại có: F EF và F (BCD)
Vậy EF và (BCD) có hai điểm chung phân biệt
Do đó EF (BCD)
F NF và F CD nên suy ra F = NF CD
Do đó NF và (BCD) có một điểm chung duy nhất là F
Vậy suy ra NF (BCD) = F.
2. Điều kiện để một đường thẳng song song với một mặt phẳng
Định lí 1: Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P) thì a song song với (P).
Ví dụ: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD. Chứng minh MN // (BCD)
Hướng dẫn giải
Xét tam giác ABD có M và N lần lượt là trung điểm của hai cạnh AB và AD
Suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABD
Do đó MN // BD
Mà BD (BCD)
Vậy MN // (BCD).
3. Tính chất cơ bản của đường thẳng và mặt phẳng song song
Định lí 2: Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Nếu mặt phẳng (Q) chứa a, cắt (P) theo giao tuyến b thì a song song với b.
Ví dụ: Cho tứ diện ABCD. Gọi M là trung điểm của AB. Qua M kẻ đường thẳng song song với (BCD) và cắt AD tại điểm N. Chứng minh N là trung điểm của AD.
Hướng dẫn giải
Ta có: MN // (BCD)
Lại có: (ABD) MN và (ABD) (BCD) = BD
Do đó MN // BD
Xét tam giác ABD có MN // BD mà M là trung điểm của AB
Vậy suy ra N là trung điểm của AD.
Hệ quả 1: Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Nếu qua điểm M thuộc (P) ta vẽ được đường thẳng b song song với a thì b phải nằm trong (P).
Hệ quả 2: Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.
Định lí 3: Nếu a và b là hai đường thẳng chéo nhau thì qua a, có một và chỉ một mặt phẳng song song với b.
Bài tập Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 1. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của cạnh AB. Tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng đi qua M, song song với BD và SA.
Hướng dẫn giải
Qua M kẻ ME song song với BD, với E thuộc AD
Gọi O và I lần lượt là giao điểm của AC với BD và ME
Qua M kẻ MF song song với AS, với F thuộc SB
Qua E kẻ EG song song với AS, với G thuộc SD
Qua I kẻ IH song song với AS, với H thuộc SC
Khi đó ngũ giác MEGHF là thiết diện cần tìm.
Bài 2. Cho tứ diện ABCD. Gọi G và F lần lượt là trọng tâm của các tam giác ACD và BCD. Chứng minh rằng GF // (ABC) và GF // (ABD)
Hướng dẫn giải
Gọi M là trung điểm của cạnh CD
G là trọng tâm của tam giác ACD nên ta có (1)
Lại có F là trọng tâm của tam giác BCD nên suy ra (2)
Từ (1) và (2) suy ra
Xét tam giác MBA có nên theo định lí Ta-lét đảo ta có GF // AB
Mà AB (ABC) nên suy ra GF // (ABC)
Tương tự AB (ABD) nên suy ra GF // (ABD).
Bài 3. Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy một điểm M sao cho . Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho MN // (BCD). Tính tỉ số ?
Hướng dẫn giải
Ta có:
Do MN // (BCD) mà MN (ABC)
Và với BC = (BCD) (ABC) nên suy ra MN // BC
Xét tam giác ABC có MN // BC nên theo định lí Ta-lét ta có:
Học tốt Đường thẳng và mặt phẳng song song
Các bài học để học tốt Đường thẳng và mặt phẳng song song Toán lớp 11 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 11 hay khác:
Lý thuyết Toán 11 Bài 1: Số trung bình và mốt của mẫu số liệu ghép nhóm
Lý thuyết Toán 11 Bài 2: Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST