Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 11) | Chân trời sáng tạo
Với tóm tắt lý thuyết Toán 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 11.
Lý thuyết Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
1. Mặt phẳng trong không gian
Mặt phẳng là một đối tượng của toán học. Mặt phẳng không có bề dày và không có giới hạn.
• Để biểu diễn mặt phẳng, ta thường dùng hình bình hành hay một miền góc và ghi tên của mặt phẳng vào một góc của hình biểu diễn.
• Để kí hiệu mặt phẳng, ta dùng chữ cái in hoa hoặc chữ cái Hy Lạp trong dấu ngoặc để kí hiệu mặt phẳng.
Ví dụ:
a) Mặt phẳng (P)
b) Mặt phẳng (a)
Chú ý: Mặt phẳng (P) còn được viết tắt là mp(P) hoặc (P).
1.1. Điểm thuộc mặt phẳng
Cho điểm A và mặt phẳng (P).
• Nếu điểm A thuộc mặt phẳng (P) thì ta nói A nằm trên (P) hay (P) chứa A, hay (P) đi qua A.
Kí hiệu: A (P)
• Nếu điểm A không thuộc mặt phẳng (P) thì ta nói A nằm ngoài (P) hay (P) không chứa A.
Kí hiệu: A (P)
Ví dụ:
Ta thấy A (P) và B ∉(P).
1.2. Biểu diễn các hình trong không gian lên một mặt phẳng
Để biểu diễn một hình trong không gian lên một mặt phẳng (tờ giấy, mặt bảng, …), ta thường dựa vào các quy tắc sau:
• Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
• Giữ nguyên tính liên thuộc (thuộc hay không thuộc) giữa điểm với đường thẳng hoặc với đoạn thẳng.
• Giữ nguyên tính song song, tính cắt nhau giữa các đường thẳng.
• Biểu diễn đường nhìn thấy bằng nét vẽ liền và biểu diễn đường bị các mặt phẳng che khuất bằng nét đứt đoạn.
Ví dụ: Biểu diễn của một hình hộp chữ nhật.
2. Các tính chất được thừa nhận của hình học không gian
Tính chất 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.
Ví dụ: Cho bốn điệm phân biệt A, B, C, D, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho?
Hướng dẫn giải
Do qua hai điểm phân biệt chỉ có một đường thẳng nên qua bốn điểm phân biệt không có điểm nào thằng hàng A, B, C, D, ta xác định được sáu đường thẳng là AB, AC, AD, BC, BD, CD.
Tính chất 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
Chú ý: Mặt phẳng đi qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng được kí hiệu là (ABC)
Ví dụ: Cho đường thẳng d đi qua hai điểm phân biệt A, B và điểm I không thuộc d. Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng đi qua ba điểm A, B, I?
Hướng dẫn giải
Do I không thuộc d nên ba điểm A, B, I không thẳng hàng. Do đó chỉ có một mặt phẳng đi qua ba điểm A, B, I. Mặt phẳng đó được kí hiệu là (ABI).
Tính chất 3: Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
Chú ý: Đường thẳng d nằm trong mặt phẳng (P) thường được kí hiệu là d (P) hoặc (P) d.
Ví dụ: Cho bốn đỉnh của tứ giác ABCD đều thuộc mặt phẳng (P). Hỏi các điểm nằm trên các đường chéo của tứ giác ABCD có thuộc mặt phẳng (P) không?
Hướng dẫn giải
Theo tính chất 3, với đường thẳng AC có hai điểm A, C thuộc mặt phẳng (P) nên mọi điểm thuộc đường chéo AC đều thuộc mặt phẳng (P).
Điều này hoàn toàn tương tự với đường chéo BD.
Vậy mọi điểm thuộc đường chéo của tứ giác ABCD đều thuộc mặt phẳng (P).
Tính chất 4: Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Ví dụ:
Ba điểm A, B, C đều cùng thuộc mặt phẳng (a) nhưng điểm D không thuộc mặt phẳng (a).
Chú ý: Nếu có nhiều điểm cùng thuộc một mặt phẳng thì ta nói những điểm đó đồng phẳng, còn nếu không có mặt phẳng nào chứa các điểm đó thì ta nói rằng chúng không đồng phẳng.
Tính chất 5: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.
Ví dụ: Cho A, B, C là ba điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt () và (). Chứng minh A, B, C thẳng hàng.
Hướng dẫn giải
Theo tính chất 5, với A là một điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt () và () thì có một đường thẳng chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng.
Vậy nên có một đường thẳng chứa ba điểm A, B, C và theo tính chất 1 thì đường thẳng đó là duy nhất.
Vậy A, B, C thẳng hàng.
Chú ý: Đường thẳng d chung của hai mặt phẳng (P) và (Q) được gọi là giao tuyến của (P) và Q).
Kí hiệu: d = (P) (Q)
Tính chất 6: Trong mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết của hình học phẳng đều đúng.
Ví dụ: Cho hình hộp chứ nhật ABCD.EFGH. I và J lần lượt là tâm của ABFE và DCGH. Chứng minh IJ // AD.
Hướng dẫn giải
I và J lần lượt là tâm của hai hình chữ nhật ABFE và DCGH nên I và J lần lượt là trung điểm của AF và DG.
Xét hình chữ nhật ADGF có I và J lần lượt là trung điểm của AF và DG nên IJ là đường trung bình.
Hay IJ // AD // FG.
3. Cách xác định mặt phẳng
• Một mặt phẳng được xác đinh nếu biết nó chứ ba điểm không thẳng hàng.
Ví dụ:
Mặt phẳng (P) xác định bởi ba điểm không thẳng hàng là A, B, C.
Kí hiệu: mp(ABC) hay (ABC)
• Một mặt phẳng được xác định nếu nó chứa một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó.
Ví dụ:
Mặt phẳng (P) xác định bởi đưởng thẳng (d) và điểm M không thuộc đường thẳng d.
Kí hiệu: mp(M, d) hay (M, d)
• Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau.
Ví dụ:
Mặt phẳng (P) xác định bởi hai đưởng thẳng cắt nhau (a) và (b).
Kí hiệu: mp(a, b)
4. Hình chóp và hình tứ diện
4.1. Hình chóp
Cho đa giác lồi A1A2…An nằm trong mặt phẳng () và điểm S không thuộc mặt phẳng ().
Nối S với các đỉnh A1, A2…, An ta được n tam giác SA1A2, SA2A3, …SAnA1.
Hình tạo bởi n tam giác đó và đa giác A1A2…An được gọi là hình chóp.
Kí hiệu: S.A1A2…An
• Trong hình chóp S.A1A2…An, ta gọi:
− Điểm S là đỉnh
− Các tam giác SA1A2, SA2A3, …SAnA1 là các mặt bên
− Đa giác A1A2…An là mặt đáy
− Các đoạn thẳng giác SA1, SA2, …SAn là các cạnh đáy
• Ta gọi hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác, … lần lượt là hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác.
Ví dụ: Cho hình chóp S.ABCD. Gọi tên các mặt bên, mắt đáy, cạnh bên, cạnh đáy của hình chóp S.ABCD.
Hướng dẫn giải
Các mặt bên: SAB, SBC, SCD, SDA;
Mặt đáy: ABCD;
Các cạnh bên: SA, SB, SC, SD;
Các cạnh đáy: AB, BC, CD, DA.
4.2. Hình tứ diện
Cho bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Hình tạo bởi bốn tam giác ABC, ACD, BCD được gọi là hình tứ diện (hay tứ diện).
Kí hiệu: ABCD
• Trong tứ diện ABCD, ta gọi:
− Các điểm A, B, C, D là đỉnh
− Các đoạn thẳng AB, AC, AD, BC, CD, BD là các cạnh của tứ diện
− Hai cạnh không đi qua cùng một đỉnh là hai cạnh đối diện
− Các tam giác ABC, ACD, ADB, BCD là các mặt của tứ diện
− Đỉnh không thuộc một mặt của tứ diện là đỉnh đối diện với mặt đó
Ví dụ: Gọi tên các cạnh đối diện của tứ diện ABCD.
Hướng dẫn giải
Các cặp cạnh đối diện: AB và CD, AC và BD, AD và BC.
Chú ý:
• Hình tứ diện có bốn mặt là các tam giác đều được gọi là hình tứ diện đều.
• Một tứ diện có thể xem như là một hình chóp tam giác với đỉnh là một đỉnh tùy ý của tứ diện và đáy là mặt của tứ diện không chứa đỉnh đó.
Bài tập Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
Bài 1. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song, điểm M thuộc cạnh SA. Tìm giao tuyến của mặt phẳng:
a) (SAC) và (SBD);
b) (SAC) và (MBD).
Hướng dẫn giải
a) Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Từ đó ta có O AC (SAC) và O BD (SBD)
Suy ra: O (SAC) (SBD)
Lại có: S (SAC) (SBD)
Vì vậy SO = (SAC) (SBD).
b) O là giao điểm của AC và BD.
Từ đó ta có O AC (SAC) và O BD (MBD)
Suy ra: O (SAC) (MBD)
Lại có: M SA (SAC) và M (MBD) nên suy ra M (SAC) (MBD)
Do đó MO = (SAC) (MBD).
Bài 2. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD, M là một điểm trên cạnh SA, N trên AB. Tìm giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng (CMN).
Hướng dẫn giải
Gọi O là giao điểm của AC và BD; I là giao điểm của CN và BD; J là giao điểm của CM và SO.
Ta có: I BD (SBD) và J SO (SBD)
Suy ra IJ (SBD) (1)
Lại có: I CN (CMN) và J CM (CMN)
Suy ra IJ (CMN) (2)
Từ (1) và (2) suy ra IJ = (CMN) (SBD)
Gọi K là giao điểm của IJ và SD
Khi đó K là giao điểm của đường thẳng SD và mặt phẳng (CMN).
Bài 3. Cho tứ diện S.ABC. Trên SA, SB, SC lấy các điểm M, N, P sao cho MN cắt AB tại E, NP cắt BC tại F, PM cắt CA tại G. Chứng minh E, F, G thẳng hàng.
Hướng dẫn giải
Ta có:
E = MN AB mà MN (MNP) E (MNP)
Lại có:
E = MN AB mà AB (ABC) E (ABC)
Tương tự ta có:
F = NP BC F (MNP) và F (ABC)
G = PM CA G (MNP) và G (ABC)
Do đó E, F, G là các điểm chung của hai mặt phẳng (ABC) và (MNP) nên chũng cùng thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng trên.
Vậy E, F, G thẳng hàng.
Học tốt Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
Các bài học để học tốt Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Toán lớp 11 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 11 hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST