Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử

Thực hành 2 trang 18 Toán lớp 10 Tập 1: Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử của mỗi tập hợp đó:

a) Tập hợp A các ước của 24;

b) Tập hợp B gồm các chữ số trong số 1 113 305;

c) C = {n ∈ ℕ | n là bội của 5 và n ≤ 30};

d) D = {x ∈ ℝ | x2 – 2x + 3 = 0}.

Lời giải:

a) Các ước của 24 là: -24; -12; -8; -6; -4; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.

Theo cách liệt kê phần tử, ta có: A = {-24; -12; -8; -6; -4; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}.

Số phần tử của tập hợp A là 16.

b) Các chữ số xuất hiện trong số 1 113 305 là: 0; 1; 3; 5.

Theo cách liệt kê phần tử, ta có: B = {0; 1; 3; 5}.

Số phần tử của tập hợp B là 4.

c) Tập hợp C là tập hợp gồm các số tự nhiên là bội của 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 30.

Ta có bội của 5 là: B(5) = {…; -10; -5; 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; …}

Các bội của 5 là số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 30 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30.

Theo cách liệt kê phần tử, ta có: C = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30}.

Số phần tử của C là 7.

d) Xét phương trình: x2 – 2x + 3 = 0, có:

∆’ = (-1)2 – 3 = -2 < 0

Suy ra phương trình vô nghiệm.

Do đó không tồn tại giá trị thực nào của x để x2 – 2x + 3 = 0.

⇒ D = ∅

Số phần tử của D là 0.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác