Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 10.

1. Một vài phương pháp kiểm thử chương trình

a) Quan sát mã lỗi Runtime và bắt lỗi ngoại lệ

- Chương trình có lỗi Runtime, cần quan sát các mã lỗi (lỗi ngoại lệ) để kiểm tra vị trí dòng lệnh sinh ra lỗi này. Từ đó phân tích, tìm và sử lỗi.

b) Kiểm thử chương trình với các bộ dữ liệu test

- Chương trình được thử với bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu phụ thuộc đặc thù của bài toán và kết quả đầu ra đã biết trước. Cần chú ý một số điểm sau:

+ Cần có nhiều bộ test.

+ Cần có bộ test ngẫu nhiên.

+ Cần có bộ test dữ liệu ở vùng biên.

c) In các thông số trung gian

- Bổ sung vào giữa các dòng lệnh print() để in ra các biến trung gian, qua đó kiểm tra các quy định hay thuật toán được viết có đúng không.

- Qua các giá trị trung gian trong chương trình, nếu kết quả cuối cùng có lỗi sẽ dễ tìm ra lỗi đó.

d) Sử dụng công cụ break point (điểm dừng)

- Công này cho phép tạo ra các “điểm dừng” trong chương trình. Khi chạy, chương trình tạm dừng tại “điểm dừng” cho phép kiểm thử có thể quan sát các thông tin khác trong chương trình, qua đó kiểm tra tính đúng đắn của chương trình.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ. Nhập từ bàn phím hai số tự nhiên m, n, tính ƯCLN của hai số này.

Gọi gcd(m, n) là ƯCLN của hai số tự nhiên m, n. Thuật toán của bài toán này dựa trên thuật toán sau:

(1) gcd(m, m) = m.

(2) Nếu n > m thì gcd(m, n) = gcd(m, n-m).

(3) Nếu n < m thì gcd(m, n) = gcd(m-n, n).

Phần cơ bản của chương trình sẽ là vòng lặp while, vòng lặp sẽ kết thúc khi m = n. Chương trình như sau:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình (ảnh 1)

Chúng ta sẽ tiến hành kiểm thử chương trình. Cần tập trung kiểm tra khối lệnh của lệnh lặp while.

Cách 1: In ra các giá trị trung gian để kiểm soát chương trình.

Bổ sung biến k và hai lệnh print() vào chương trình như mô tả sau:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình (ảnh 2)

Kết quả thực hiện chương trình trên như sau:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình (ảnh 3)

Cách 2: Sử dụng công cụ tạo điểm dừng của phần mềm soạn thảo lập trình.

Thiết lập điểm dừng tại dòng 4 của chương trình như hình sau. Đây là vị trí bắt đầu chuẩn bị vào vòng lặp.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình (ảnh 4)

Khi chạy chương trình sẽ dừng trước vòng lặp, ghi lại các giá trị m, n vào bảng như sau. Khi kết thúc hết vòng lặp thì kết quả chương trình là giá trị m.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình (ảnh 6)

Cả hai cách để kiểm soát lỗi là in các giá trị trung gian và thiết lập điểm dừng đều hiệu quả.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác