Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 26: Hàm trong Python

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 26: Hàm trong Python sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 10.

1. Một số hàm thiết kế sẵn của Python

- Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện công việc khác nhau cho phép người dùng sử dụng khi viết chương trình với các lệnh gọi hàm tương ứng.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 26: Hàm trong Python (ảnh 1)

+ Lệnh print(“”) thực hiện việc in xâu kí tự trong dấu ngoặc ra màn hình.

+ Lệnh type() trả lại kiểu dữ liệu của biến.

+ Lệnh int() chuyển xâu thành số nguyên.

Lưu ý: Xâu kí tự bên trong ngoặc của hàm int() và print() là tham số của hàm. Cú pháp có dạng chung như sau:

()

2. Thiết lập các hàm tự định nghĩa

- Hàm trong Python định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên định danh).

- Hàm có thể có hoặc không có tham số.

- Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “:” và viết lùi vào, thẳng hàng.

- Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại sau từ khóa return.

+ Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị.

def ( ):

return

+ Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị.

def ( ):

return

THỰC HÀNH

Thiết lập hàm trong Python.

Nhiệm vụ 1. Viết hàm yêu cầu người dùng nhập họ tên rồi đưa lời chào ra màn hình.

Hướng dẫn:

Chương trình có thể như sau:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 26: Hàm trong Python (ảnh 2)

Kết quả:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 26: Hàm trong Python (ảnh 3)

Nhiệm vụ 2. Viết hàm prime() với tham số là số tự nhiên n và trả lại True nếu n là số nguyên tố, trả lại False nếu n không phải là số nguyên tố.

Hướng dẫn:

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, không có ước nào ngoài 1 và chính nó. Để thiết lập hàm prime(n) chúng ta cần tính số ước thực sự của n (từ 1 đến n – 1). Biến C dùng để đếm các số ước thực sự của n. Khi đó, n sẽ là số nguyên tố khi và chỉ khi C =1.

Hàm prime(n) và chương tình có thể được thiết lập như sau:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 26: Hàm trong Python (ảnh 4)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác