Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 17: Biến và lệnh gán sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 10.

1. Biến và lệnh gán

- Biến là tên của vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị (dữ liệu), giá trị có thể thay đổi khi thực hiện chương trình và được tạo ra khi thực hiện lệnh gán. Cú pháp lệnh gán sau:

=

Thực hiện lệnh gán, bên phải được dán . Nếu biến chưa được khai báo thì nó được khởi tạo khi thực hiện lệnh gán.

- Biến trong Python là kiểu dữ liệu tại thời điểm gán giá trị nên không cần khai báo trước như ngôn ngữ khác.

Ví dụ:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán (ảnh 1)

- Quy tắc đặt tên biến (định danh):

+ Chỉ gồm các chữ cái Tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới “_”.

+ Không bắt đầu bằng chữ số.

+ Phân biệt chữ hoa với chữ thường.

Lưu ý: đặt tên biến sao cho dễ nhớ và có ý nghĩa.

- Có thể thực hiện tất cả các phép toán thông thường như: +, -, *, /, … trên các biến có cùng kiểu dữ liệu.

Ví dụ:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán (ảnh 2)

- Câu lệnh gán có cú pháp tổng quát như sau:

=

Lưu ý: mọi biến có trong đều cần được xác định giá trị trước đó.

- Ta có thể gán giá trị cho biến thông qua tính toán giá trị của biểu thức với các biến đã xách định trước.

Ví dụ:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán (ảnh 3)

- Có thể gán nhiều giá trị đồng thời cho nhiều biến

Ví dụ:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán (ảnh 4)

- Cú pháp của gán đồng thời như sau:

, , …, = , , …

Chú ý: Trong lệnh trên, số các biến bên trái bằng số các giá trị bên phải dấu “=”.

2. Các phép toán trên một số kiểu dữ liệu cơ bản

- Các phép toán cơ bản với dữ liệu số (số thực và số nguyên) là phép “+”, trừ “-”, nhân “*”, chia “/”, lấy thương nguyên “//”, lấy số dư “%” và lũy thừa “**”.

- Các phép toán trên dữ liệu kiểu xâu: + (nối xâu) và * (lặp).

- Thứ tự thực hiện phép toán như sau:

+ Phép lũy thừa ** có ưu tiên cao nhất, sau là phép toán /, *, //, % cuối cùng là phép +, -.

+ Tất cả các phép toán đều thực hiện từ trái sang phải, riêng lũy thừa (**) thì từ hiện từ phải sang trái.

+ Nếu có ngoặc thì biểu thức trong ngoặc ưu tiên trước.

- Trong biểu thức có cả số thực và số nguyên thì kết quả có kiểu số thực.

3. Từ khóa

- Từ khóa là các từ đặc biệt tham gia vào cấu trúc của ngôn ngữ lập trình. Không được phép đặt tên biến hay các định danh trùng với từ khóa.

Một số từ khóa trong Python phiên bản 3.x.

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán (ảnh 5)

THỰC HÀNH

Tạo và làm việc với biến, tính toán với các kiểu dữ liệu cơ bản trong Python.

Nhiệm vụ 1. Thực hiện các phép tính sau trong Python, so sánh kết quả thực hiện biểu thức toán học.

a) (1+2+3+...+10)3.

b) 12+13+14+15.

c) Thực hiện lệnh gán x = 2, y = 5 rồi tính giá trị biểu thức (x+y)(x2+y21) .

d) Thực hiện lệnh gán a = 2, b = 3, c = 4 rồi tính giá trị biểu thức (a+b+c)(a+bc) .

Hướng dẫn.

Các phép tính trên có thể thực hiện trong môi trường lập trình Python như sau:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán (ảnh 6)

Nhiệm vụ 2. Gán giá trị cho biến R là bán kính hình tròn rồi viết chương trình và in ra kết quả theo mẫu:

Chu vi hình tròn là: ……

Diện tích hình tròn là: ……

Hướng dẫn.

Soạn thảo chương trình sau trong môi trường lập trình Python:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán (ảnh 7)

Thực hiện chương trình và kiểm tra kết quả, so sánh và chế độ gõ trực tiếp.

Kết quả gõ trực tiếp:

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán (ảnh 8)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác