20 Bài tập trắc nghiệm Cấu tạo của tiếng – luyện tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 (có đáp án)



Với 22 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng – luyện tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng?

20 Bài tập trắc nghiệm Cấu tạo của tiếng – luyện tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 có đáp án

Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh.

Mỗi tiếng thường có hai bộ phận: âm đầu, vần.

Bất kì tiếng nào cũng phải có vần và thanh.

Bất kì tiếng nào cũng phải có âm đầu.

Tiếng Hoa không có thanh mà chỉ có âm đầu và vần oa.

Tiếng Ngọc có âm đầu là Ng, vần oc và thanh nặng.

Câu 2: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: Tìm tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ sau:

 Khôn ngoan đối đáp người ngoài 

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 

Câu 4: Tìm tiếng bắt vần với nhau trong câu sau:

20 Bài tập trắc nghiệm Cấu tạo của tiếng – luyện tập về cấu tạo của tiếng lớp 4 có đáp án

Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?"

Câu 5: Tìm cặp tiếng bắt vần giống nhau không hoàn toàn trong câu thơ sau?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Câu 6: Giải câu đố sau: 

Để nguyên lấp lánh trên trời

Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày

(là chữ gì?)

Câu 7: Giải câu đố sau:

Bớt đầu thì bé nhất nhà

Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn

Để nguyên, mình lại thon thon

Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.

(là chữ gì?)

Câu 8: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Câu 9: Đọc câu tục ngữ dưới đây, phân tích cấu tạo của từng tiếng và điền từ thích hợp vào chỗ trống:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

 Ví dụ:  Tiếng gương có âm đầu là g, vần là ương và thanh ngang.

1. Tiếng nhiễu có âm đầu là ☐, vần là  ☐ và thanh ☐

2. Tiếng điều có âm đầu là ☐ , vần là ☐ và thanh ☐

3. Tiếng phủ có âm đầu là ☐, vần ☐ và thanh ☐

4. Tiếng lấy có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh ☐

5. Tiếng giá có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh ☐

6. Tiếng gương có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh ☐

Câu 10: Đọc câu tục ngữ dưới đây, phân tích cấu tạo của từng tiếng và điền từ thích hợp vào chỗ trống:

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."


Ví dụ: Tiếng khôn có âm đầu là kh , vần là ôn và thanh ngang

1. Tiếng khôn có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh là ☐

2. Tiếng ngoan có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh ☐

3. Tiếng đối có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh ☐

4. Tiếng đáp có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh ☐

5. Tiếng người có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh ☐

6. Tiếng ngoài có âm đầu là ☐, vần là ☐ và thanh ☐

Câu 11: Trong các tiếng dưới đây, những tiếng nào không đủ cả ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh?

A uôm ếch nói ao chuôm

Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh

Âu âu, chó nói đêm thanh

Tẻ… te… gà nói sáng banh ra rồi.

Câu 12: Những câu thơ sau có bao nhiêu tiếng?

Có cô rong xanh

Đẹp như tơ nhuộm

A. 6 tiếng

B. 7 tiếng

C. 8 tiếng

Câu 13:  Trong tiếng, bộ phận nào có thể vắng mặt?

A. thanh

B. vần

C. âm đầu

Câu 14: Dấu thanh thường được đặt ở đâu?

A. Dấu thanh được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm đầu.

B. Dấu thanh được đánh dấu ở phía trên âm chính của vần.

C. Dấu thanh được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.

Câu 15: Tiếng nào có đủ ba bộ phận?

A. “mai”

B. “an”

C. “yến”

Câu 16: Phần vần của tiếng “uyển” là gì?

A. “ên”

B. “yên”

C. “uyên”

Câu 17: Tiếng “oang” có những bộ phận nào?

A. âm đầu “o”, vần “ang”, thanh ngang

B. không có âm đầu, vần “oang”, không có thanh

C. không có âm đầu, vần “oang”, thanh ngang

Câu 18: Câu “Em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ” có mấy tiếng chỉ có vần và thanh?

A. 2 tiếng

B. 3 tiếng

C. 4 tiếng

D. 5 tiếng

Câu 19: Tìm ba từ chứa tiếng có:

a. vần “ăm”

b. âm đầu “th”

Câu 20: Tìm ba từ:

a. Chỉ bộ phận trên khuôn mặt người, bắt đầu bằng “m”

b. Chỉ đồ dùng trong nhà, bắt đầu bằng “ch”

c. Chỉ hoạt động, trạng thái, bắt đầu bằng “h”

Câu 21: Điền các tiếng chứa âm chính “ưa”, “ươ”, “uô”, “iê’ để hoàn chỉnh những thành ngữ, tục ngữ sau:

a. “Mau sao thì nắng, vắng sao thì…….”

b. “Lên thác …. ghềnh.”

c. “Một nắng hai ……”

d. “…..người như thể…..thân.”

e. “Cày sâu……bẫm.”

f. “Thắng không……, bại không nản.”

Câu 22: Tìm  cặp tiếng bắt vần với nhau trong đoạn thơ sau:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.”

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:




Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học