20 Bài tập trắc nghiệm Dấu hai chấm lớp 4 (có đáp án)



Với 17 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Dấu hai chấm lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Con điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:

lời giải thích           báo hiệu           lời của một nhân vật

Dấu hai chấm_______bộ phận câu đứng sau nó là _______hoặc là _______cho bộ phận đứng trước.

Câu 2: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau:

"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với …… hay ………"

20 Bài tập trắc nghiệm Dấu hai chấm lớp 4 có đáp án

A. dấu gạch chéo …. dấu ngoặc kép.

B. dấu ngoặc đơn …dấu ngoặc kép.

C. dấu ngoặc kép …. dấu gạch đầu dòng.

D. dấu ngoặc đơn …. dấu gạch ngang.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau:

"Tôi thở dài:

- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi:

“Sao trò không chịu làm bài?

                                         Theo Nguyễn Quang Sáng

Dấu hai chấm trong đoạn văn báo hiệu cho bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật.

Nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Câu 4: Đọc đoạn văn sau:

"Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi."

                           Theo Nguyễn Thế Hội

Dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng báo hiệu cho bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật.

Nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Câu 5: Cho đoạn văn sau, con hãy đặt các dấu câu vào chỗ thích hợp:

"Bà già rón rén đến chỗ chum nước, thò tay vào chum , cầm vỏ ốc lên và đập vỡ tan. 

Nghe tiếng động, nàng tiên giật mình, quay lại. Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi  20 Bài tập trắc nghiệm Dấu hai chấm lớp 4 có đáp án vỏ ốc đã vỡ tan. Bà lão ôm lấy nàng tiên, dịu dàng bảo 20 Bài tập trắc nghiệm Dấu hai chấm lớp 4 có đáp án

20 Bài tập trắc nghiệm Dấu hai chấm lớp 4 có đáp ánCon hãy ở lại đây với mẹ!

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con."

Câu 6: Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.

A. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra.

B. Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ.

C. Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước:

“Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”.

D. Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

Câu 7: Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?

A. Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ.

B. Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

C. Bụt đưa tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất!

D. Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…

Câu 8: Con hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong câu:

"Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"

A. Mãi sau này, : “khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”

B. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”.

C. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt giá mình mua thuốc về kịp: “thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”.

D. Mãi sau này, khi đã lớn, : “em vẫn luôn tự dằn vặt giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”

Câu 9: Con hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu câu trong câu sau:

Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.

A. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: “Ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

B. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép: “đi học nhóm”.

C. Dắt xe ra cửa, tôi: “Lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

D. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi: “Con xin phép đi học nhóm.”

Câu 10: Con hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu hai chấm trong câu sau:

Gia đình em có 5 người bà nội em, bố em, mẹ em, em và em trai em.

A. Gia đình em có: 5 người bà nội em, bố em, mẹ em, em và em trai em.

B. Gia đình em: Có 5 người bà nội em, bố em, mẹ em, em và em trai em.

C. Gia đình em có 5 người: Bà nội em, bố em, mẹ em, em và em trai em.

D. Gia đình em có 5 người bà nội em, bố em, mẹ em, em: và em trai em.

Câu 11: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?

Trên xe chồng chất đủ thứ: nào vải, nào quần áo, nào chậu thau, nồi, xoong nhôm, bát men và bó hàng bọc giấy xám.

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Báo hiệu bộ phận liệt kê.

Câu 12: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?

Giữa lúc ấy, một người hét lên thật to: “Cố lên anh em ơi!”.

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Báo hiệu bộ phận liệt kê.

Câu 13: Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?

A. Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ.

B. Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

C. Cả A và D đều đúng

D. Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…

Câu 14: Trong những câu sau đây, câu nào chứa dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật?

A. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra.

B. Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ.

C. Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”.

D. A và C

Câu 15: "Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi."

                                                                          (Theo Nguyễn Thế Hội)

Dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng báo hiệu cho bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật.

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 16: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn sau:

a. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

b. Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi – ôn – cốp – xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”.

Câu 17: Đặt câu có dấu hai chấm dùng để:

a. Báo hiệu bộ phận liệt kê;

b. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:




Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học