Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện? Nhân vật trong văn kể chuyện lớp 4 (có đáp án)
Với 11 bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện? Nhân vật trong văn kể chuyện lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.
Câu 1: Con hãy điền các từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
ý nghĩa sự việc nhân vật
Kể chuyện là kể lại một________có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số______ .
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ______
Câu 2: Con hãy điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau:
"…. trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối,… được nhân hóa."
A. Sự việc.
B. Chuỗi sự việc.
C. Nhân vật.
D. Ý nghĩa.
Câu 3: Con hãy điền từ còn thiếu vào (….) để hoàn chỉnh câu sau:
"Hành động, lời nói, suy nghĩ,… của nhân vật nói lên (…..) của nhân vật ấy."
A. Tính cách.
B. Mối quan hệ.
C. Ngoại hình.
D. Sự việc.
Câu 4: Bài văn sau đây không phải là văn kể chuyện, đúng hay sai?
Gia đình nọ có hai đứa con. Một hôm, người cha ra vườn thấy một quả cam chín. Ông hái về cho cậu con trai.
- Con ăn đi cho chóng lớn!
Cậu bé cầm quả cam thích thú. Chắc ngon và ngọt lắm đây. Bỗng cậu nghĩ đến chị: “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt”.
Cậu đem quả cam tặng chị. Cô bé cảm ơn em và nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là mẹ khát nước lắm”. Rồi cô mang cam tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói: “Con gái mẹ ngoan quá!”
Nhưng mẹ cũng không ăn mà để phần cho bố. Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn và chia cho cả nhà.
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Bài văn sau đây không phải là văn kể chuyện, đúng hay sai?
Bây giờ là mùa cam. Cây cam nào cũng nặng trĩu quả. Em thích nhất là cây cam sành ở giữa vườn. Nó là giống cam Bố Hạ, hương vị thơm ngon. Thân cây thấp, chỉ cao hơn người em một ít. Lá cây rậm, quả sai, tán dày vồng lên, trông giống như một lùm cây, che khuất cả thân cây. Lách qua tán lá mà nhìn mới thấy thân cây rất nhỏ, cách mặt đất chừng nửa mét, nó đã tỏa ra nhiều cành. Cành cây nhỏ,vậy mà mỗi cành cũng có hàng chục quả cam. Những cành nhiều quả phải có que để chống. Quả cam tròn, hơi dẹt, vỏ dày xù xì nhưng màu vàng đẹp, toát ra mùi thơm. Lá xanh, quả vàng, màu sắc thật là hài hòa, hấp dẫn, bổ quả cam ra ta sẽ thấy những múi cam xếp bên nhau, tép và nước đều vàng mọng, chỉ ăn một múi thôi ta đã thấy ngọt lịm.
A. Đúng
B. Sai
Câu 6: Đọc câu chuyện sau và xét xem các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Trưa thứ bảy hôm ấy bởi vì có sinh hoạt lớp nên em về muộn hơn thường lệ. Đi trên đường làng, cái nắng oi ả khiến mọi vật như đang bị nung chảy, em cũng cố gắng rảo bước đi thật nhanh để về nhà rồi nghỉ ngơi.
Bỗng em nhìn thấy từ phía xa xa có một cô khoảng ngoài ba mươi tuổi, tay phải cô bế một cậu bé trai kháu khỉnh, tay trái khoác một chiếc túi, trên tay lại cầm chiếc nón che cho cậu bé. Mặt cô nhễ nhại mồ hôi, ánh mắt thì nhìn xung quanh dường như đang tìm đường. Em vội chạy lại rồi nói:
- Cháu chào cô, cô đang cần tìm nhà ai trong làng đúng không ạ? Cháu là người ở đây, cháu có thể giúp gì cho cô không ạ?
Người phụ nữ bèn nở nụ cười rồi nói với em:
- Cảm ơn cháu, thật tốt quá, cô đang định tìm nhà cụ Long mà lâu rồi chưa về làng nên có chút chưa nhớ ra đường đi.
Thật may nhà cụ Long với nhà em là hàng xóm bấy lâu nay. Em đỡ lấy chiếc túi cho cô rồi nói:
- Cô để cháu cầm giúp cô chiếc túi cho đỡ nặng, nhà cụ Long là hàng xóm của nhà cháu, để cháu dẫn cô.
Thế là hai cô cháu cùng nhau rảo bước. Đường làng dường như chẳng còn xa, cũng không còn cảm thấy nắng nóng nữa. Suốt dọc đường hai cô cháu vui vẻ trò chuyện, cười nói không ngớt. Thì ra cô ấy là người ở thành phố, bắt xe khách về quê để cảm ơn cụ Long là ân nhân cứu mạng cậu con trai của cô ấy, nay cô mới tìm được địa chỉ để tới thăm.
Về tới nhà, em sà vào lòng mẹ và kể cho mẹ nghe câu chuyện vừa rồi.Mẹ mỉm cười xoa đầu và khen em đã biết cách giúp đỡ những người xung quanh mình.
1. Câu chuyện trên có bốn nhân vật là: nhân vật em, mẹ của nhân vật em, người phụ nữ, con trai của người phụ nữ.
2. Câu chuyện em vừa kể có ba nhân vật: em, người phụ nữ, người mẹ.
3. Ý nghĩa của câu chuyện: Quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh mình là một nếp sống đẹp.
4. Ý nghĩa của câu chuyện: Chỉ có những người cần cù, chăm chỉ, có ý chí quyết tâm mới đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu 7: Đọc câu chuyện sau và cho biết các nhận định phía dưới nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
Đêm. Trời mưa tầm tã. Chớp thỉnh thoảng lại lóe sáng, tách đôi bầu trời khiến người ta phải giật mình, hoảng hốt. Trên cái cây cao cao, trong tổ chim be bé diễn ra cảnh tượng khiến không ít người phải cảm động. Chim mẹ xòe rộng đôi cánh chở che cho chú chim con. Người chim mẹ run lên bần bật vì rét nhưng ánh mắt nó lại vô cùng kiên định, đôi cánh ướt đẫm vân duỗi ra che cho chim con khỏi ướt. Chú chim nhỏ cũng lập run rẩy, thỉnh thoảng lại cất tiếng kêu, đôi khi cảm giác sắp lăn khỏi ổ đến nơi rồi. Chim mẹ vội vàng chạy lại, dịu dàng lăn con vào nơi chú ẩn, xòe cánh, dùng chiếc đầu bé xinh dịu dàng vỗ về con, để con yên tâm nép trong vòng tay mình. Chú chim non cũng vì thế mà thiêm thiếp đi và ngủ lúc nào không hay. Sáng ra khi ánh mặt trời ló rạng, chim lớn bắt đầu giũ giũ bộ cánh ướt, chim nhỏ cũng bắt đầu mở mắt sau một giấc ngủ dài. Mưa tan nắng lại về, mẹ con nhà chim lại hăng hái đón một ngày mới.
Tùng quan sát thấy chim mẹ bộ lông thì ướt đẫm trong khi chim con thì lại khô ráo, em chạy lại thắc mắc với mẹ.Mẹ xoa đầu con rồi nói:
- Đêm qua chim mẹ đã thức cả đêm để bảo bọc chú chim con khỏi cơn mưa rét, đó là trách nhiệm cũng là niềm hạnh phúc của người làm cha là mẹ. Cha mẹ có thể đói rét, vất vả, hi sinh vô điều kiện để con cái mình được hưởng trọn vẹn những điều tốt nhất đấy con.
Tùng bỗng cảm thấy mắt như mờ đi, em ôm trầm lấy mẹ chẳng thốt lên câu. Một cái ôm đôi khi còn quý trọng hơn rất nhiều những lời nói khác.
1. Nhân vật: chim non, chim mẹ, Tùng và mẹ Tùng.
2. Nhân vật: chim non,chim mẹ, chim bố, Tùng, mẹ Tùng, bố Tùng.
3. Sự việc: Cơn bão ùa về trong đêm, chim mẹ đập cửa mong nhận được sự giúp đỡ. Sự vô tâm ích kỉ khiến Tùng nhắm mắt ngủ yên cho đến sáng. Chim mẹ chết, những chú chim non không thể chào đời, Tùng ngồi trong nỗi ân hận day dứt.
4. Sự việc: Chim mẹ bảo bọc chim con khỏi cơn mưa, chuyện Tùng thắc mắc về mẹ con nhà chim với mẹ.
5. Ý nghĩa: Cha mẹ có thể đói rét, vất vả, hi sinh vô điều kiện để con cái mình được hưởng trọn vẹn những điều tốt nhất.
Câu 8: Đoạn văn sau đây kể lại câu chuyện về một cậu bé có tấm lòng nhân hậu, con hãy lựa chọn các từ in đậm trong ngoặc để hoàn chỉnh câu chuyện:
Một cậu bé vui sướng cầm tiền mẹ vừa mới cho ra phố mua kem. Bỗng cậu gặp một (ông lão ăn xin/bà lão ăn xin) già yếu. Ông chìa bàn tay gầy gò, (run rẩy/hung dữ) trước mọi người để cầu xin sự giúp đỡ. Cậu bé nắm chặt lấy tờ giấy bạc, trong đầu cậu hiện lên hình ảnh (trái dưa hấu/que kem) mát lạnh ngon lành. “Nếu đưa cho ông lão số tiền này mình sẽ không được ăn kem nữa”. Nghĩ thế nhưng nhìn thân hình (gầy còm/béo tốt) như muốn lả đi của ông lão, cậu lại chạnh lòng: “Hẳn là ông lão đang đói lắm! Thật tội nghiệp!”. Đoạn cậu đặt tờ hai nghìn vào tay (ông lão/bà lão) và nói: “Cháu chỉ có thế thôi, cháu xin biếu ông”. Cậu bé bước đi tiếp, lòng thấy (buồn bực/vui vui) vì nghĩ rằng ông lão có thể mua tạm chiếc bánh mì ăn cho đỡ đói.
Câu 9: Đọc câu chuyện sau đây rồi ghép mảnh ghép màu xanh vào với mảnh ghép màu nâu để có được nhân vật và tính cách tương ứng của họ trong câu chuyện.
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
GÙ : (tiếng chim) kêu trầm và nhẹ.
1. Ni-ki-ta ích kỷ, chỉ nghĩ đến ham thích của riêng mình.
2. Gô-sa láu cá
3. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ, ngoan ngoãn
a. Hành động: ăn xong là chạy tót đi chơi.
b. Hành động: giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim bồ câu.
c. Cử chỉ: Thấy những mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh.
Câu 10: Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Dưới đây có hai đoạn văn được kể theo hai hướng, con hãy ghép nối các đoạn văn phù hợp với từng tình huống truyện.
1. Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.
2. Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.
a. Hôm qua, lúc đầu giờ, Thắng cùng các bạn chơi trò “bịt mắt bắt dê”. Đang chạy, Thắng lỡ đụng ngã một em bé lớp một đứng gần đấy té lăn ra sân. Chắc đau nên em khóc òa lên. Thế mà Toàn còn đứng nhìn và quát tháo em bé!
b. Hôm qua, trong giờ ra chơi, Long cùng các bạn chơi trò chơi đuổi bắt. Đang chạy, Tiến lỡ đụng một em bé lớp một té ngã xuống sân. Em bé bật khóc nức nở. Long cũng loạng choạng nhưng rồi Long chạy ngay đến bên em bé và nhẹ nhàng đỡ em bé ngồi dậy, phủi đất cát trên người em. Tiến nói: “Em đừng khóc nữa, anh xin lỗi em nha!”. Em bé từ từ nín khóc. Long vội đưa bé vào bóng mát và chuyện trò với bé cho em đỡ sợ.
Câu 11: Cho những chi tiết miêu tả sau, con hãy sắp xếp chúng vào hai nhóm là miêu tả hình dáng cái trống và miêu tả âm thanh của cái trống:
Xem đoạn văn
tròn như cái chum
tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng! – giục trẻ rảo bước tới trường
ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng
trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để học sinh tập thể dục
mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chẵn, nó ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu
hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng
“trống “xả hơi” một hồi dài lúc học sinh được nghỉ
Miêu tả hình dáng cái trống
Miêu tả âm thanh cái trống
Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Kể lại hành động của nhân vật
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Viết thư
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Một người chính trực
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Tre việt nam
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Những hạt thóc giống
Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)