Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) lớp 4 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1



Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) - Tiếng Việt lớp 4

Lời giải bài tập Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) trang 16 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Bài giảng: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo) - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)

Dế Mèn bênh bực kẻ yếu

 Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.       

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi chị mới kể: 

- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.         

 Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.

                                          (trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)

Cỏ xước: loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám  vào quần áo.

Nhà trò: loài côn trùng nhỏ họ bướm, thường sống ở bụi rậm.

Bự: to, dày quá mức. Áo thâm: áo màu đen hoặc màu ngả về đen.

Lương ăn: những thứ dùng làm thức ăn.

Ăn hiếp: ỷ vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác.

Mai phục: nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) lớp 4 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

Nội dung chính Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Như đã hứa, Dế Mèn giúp chị Nhà Trò dạy cho bọn nhện một bài học. Chú đạp càng dọa mụ nhện chúa, rồi thét bọn nhện không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Bọn nhện sợ hãi, gỡ bỏ tơ nhện, Nhà Trò được an toàn.

Bố cục bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn như sau:

Đoạn 1: Bốn dòng đầu (Trận địa ai phục của bọn nhện)

Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện)

Đoạn 3: Phần còn lại (Kết cục câu chuyện)

Câu 1 (trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

Trả lời:

Trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ. Chúng giăng tơ phong tỏa tất cả lối đi lại. Chăng từ bên nọ sang bên kia biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Chung quanh đầy rẫy những lũ nhện hung dữ

Câu 2 (trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

Trả lời:

Để làm bọn nhện phải sợ, trước hết Dế Mèn cất tiếng hỏi lớn: Ai đứng chóp bu bọn này?" Ra đây ta nói chuyện" Lời lẽ cao ngạo, thách thức, dọa dẫm, oai phong muốn nói chuyện với kẻ đứng đầu bọn. Dùng từ ngữ nói chuyện với đối phương thì xưng "ta", gọi "bọn mày"

- Về hành động "quay" phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách" Nhằm bộc lộ sức mạnh ghê gớm của mình để thị uy, áp đảo vị chúa trùm nhà nhện ngay từ đầu giáp mặt

Câu 3 (trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

Trả lời:

Không chỉ bằng hành động bộc lộ sức mạnh của mình để áp đảo đối phương. Dế Mèn còn dùng lời lẽ phải trái thiệt hơn, để vừa phân tích làm cho lũ nhện thấy xấu hổ vô lí mà chúng đã gây ra cho chị Nhà Trò ( một cô gái yếu ớt) vừa bộc lộ thái độ đe nạt, bắt buộc bọn nhện phải thực hiện những gì Dế Mèn đưa ra.

Câu 4 (trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: Võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ, anh hùng?

Trả lời:

Theo em những từ đã cho, từ nào cũng có thể tặng cho Dế Mèn được. Tuy nhiên từ hợp nhất với tính cách và hành động vì nghĩa của Dế Mèn là từ "hiệp sĩ". Vì từ " hiệp sĩ" có nghĩa là : người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa" rất đúng với tính cách và hành động của Dế Mèn.

Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn, một hiệp sĩ thấy chuyện" bất bình chẳng tha" đã ra bênh vực kẻ yếu, chống lại áp bức bất công. Thực hiện công bằng bác ai trong xã hội.

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 khác:


Trắc nghiệm Tập đọc: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) (có đáp án)

Câu 1: Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau:

Nhện gộc       hung dữ        lủng củng      tơ nhện

Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao________. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh________. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy______những nhện và nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ________.

Câu 2: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

1. Bọn nhện chăng tơ kín các lối đi.        

2. Bọn nhện sai lũ kiến làm tổ ở nhà chị Nhà Trò chỉ cần xuất hiện là chúng kéo ra đốt.        

3. Bố trí nhện gác trong các khe đá với vẻ mặt hung dữ.         

4. Sừng sững giữa lối đi có thêm một anh nhện gộc.         

5. Bọn nhện cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.

Câu 3: Sau khi quan sát thấy trận địa mai phục của bọn nhện, Dế Mèn đã có hành động gì?

A. Cất tiếng hỏi lớn “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện?”       

B. Cất tiếng dọa nạt “Lũ các ngươi không chạy nhanh đừng trách ta phải ra tay”.       

C. Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.        

D. Xông thẳng vào hang lôi con mụ nhện cái ra hỏi chuyện.

Câu 4: Mụ nhện cái được miêu tả với dáng vẻ như thế nào?

A. Đường hoàng, bệ vệ, dáng vẻ kiêu kì.         

B. Hống hách, ngang ngược, ra dáng ta đây là chúa tể  loài nhện.           

C. Ra dáng ta đây là vị chúa trùm nhà nhện, nom cũng đanh đá, nặc nô lắm.          

D. Hiền lành, nhân từ khắc hẳn với dáng vẻ hung dữ của lũ nhện gác bên ngoài.

Câu 5: Dế Mèn đã làm gì khiến cho mụ nhện cái phải co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất run sợ?

A. Dùng đá chọi vào cửa hàng khiến nhện cái run sợ.  

B. Đem theo đồng bọn là võ sĩ Châu Chấu đến khiến nhện cái khiếp vía.

C. Lấy đá chọi gã nhện gộc để khiến nhện cái khiếp sợ. 

D. Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:


thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than-tuan-2.jsp


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học