Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh trang 59 lớp 5 - Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh trang 59 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Câu 1 trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: So sánh các cách mở bài và kết bài dưới đây. Em thích cách viết nào hơn? Vì sao?
Trả lời:
So sánh các cách mở bài và kết bài dưới, em thích cách viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng hơn. Vì đọc các mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, em thấy nội dung có nhiều điều mới mẻ, giới thiệu nhiều, miêu tả hay và để lại cho em nhiều cảm xúc sau khi đọc hơn các cách mở bài, kết bài còn lại.
Trả lời:
Mở bài gián tiếp: Truyền thuyết kể lại rằng, Hồ Hoàn Kiếm là nơi trao trả gươm thần của nhà vua Lê Thái Tổ cho rùa thần, sau khi mượn gươm của cụ rùa để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Đến nay, Hồ Hoàn Kiếm vẫn còn đó như chứng nhân lịch sử vĩ đại, một di tích được nhiều người biết đến. Sự tích cụ rùa và nhà vua như gieo mình vào nước hồ, cảnh vật, làm cho nơi đây từ ngọn cỏ, hàng cây, nước hồ đều trong xanh, gợn sóng.
Kết bài mở rộng: Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này. Câu chuyện sự tích hồ Hoàn Kiếm sẽ mãi còn đó, nghĩ về chuyện xưa để yêu hồ Hoàn Kiếm, nhìn hồ mà hi vọng tương lai tươi sáng đều là điều ai cũng mong muốn.
Câu 3 trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả phong cảnh.
G:
– Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu như thế nào để dẫn vào phần giới thiệu phong cảnh?
– Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?
Trả lời:
– Cách viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả phong cảnh:
+ Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu nhớ về một số nơi có phong cảnh đẹp em từng đến thăm hoặc được xem trên ti vi, trong trảnh ảnh.
+ Nghe một bài hát hoặc đọc một bài thơ, bài văn nhắc đến cảnh vật thiên nhiên.
+ Dùng một giác quan để nêu cảm nhận về cảnh vật thiên nhiên.
+ Dùng một câu chuyện, truyền thuyết, sự tích có liên quan đến cảnh vật.
– Cách viết kết bài mở rộng cho bài văn tả phong cảnh:
+ Nghĩ về những người thầm lặng góp sức, chung tay giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Tưởng tượng về những thay đổi của cảnh vật thiên nhiên theo thời gian.
+ Chia sẻ cảm xúc của bản thân với cảnh vật.
+ Đặt câu hỏi với người đọc về một suy nghĩ, cách làm để bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Tạo một khẩu hiệu, kết luận về cách làm tích cực giúp bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.
* Vận dụng
Câu hỏi trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chia sẻ với người thân nội dung mở bài và kết bài em đã viết.
Trả lời:
Em chia sẻ với người thân nội dung mở bài và kết bài em đã viết.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT