5+ Tìm đọc văn bản thông tin về vấn đề xử lí rác thải

Tìm đọc văn bản thông tin về vấn đề xử lí rác thải hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Tìm đọc văn bản thông tin về vấn đề xử lí rác thải - mẫu 1

Hiện nay, Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt một ngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác chôn lấp không hợp vệ sinh đang hàng ngày gây ô nhiễm cho môi trường đất, môi trường nước và không khí. Vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn. Ngoài ra, trong số 30% được xử lý bằng phương pháp không chôn lấp thì cũng có đến 2/3 là được đốt tiêu hủy bằng các lò đốt rác thủ công, gây khói bụi ô nhiễm không khí.

Tại Hà Nội, lượng rác sinh hoạt đô thị phát sinh hàng ngày khoảng 7.000 tấn/ngày. Hiện bãi rác Nam Sơn đã quá tải và Hà Nội đã có một số nhà đầu tư đăng ký đầu tư khu xử lý rác thải ở Sóc Sơn, Nam Sơn và một số nơi khác nhưng mới chỉ có một Nhà máy đốt rác phát điện của Công ty Thiên Ý (Trung Quốc) đã chạy thử giai đoạn 1. Sau hơn một năm nhà máy vẫn chưa được nghiệm thu và vận hành chính thức.

Tại Tp.Hồ Chí Minh, mỗi ngày phát sinh khoảng 10.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị. Thành phố đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư xử lý rác thải hàng chục năm trước nhưng chủ yếu là dùng phương pháp chôn lấp. Hiện nay hầu hết các bãi rác này đã sắp quá tải và đang hàng ngày gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như bãi rác Đa Phước hay khu xử lý Tây Bắc thuộc huyện Củ Chi.

Tìm đọc văn bản thông tin về vấn đề xử lí rác thải - mẫu 2

Giải pháp xử lý rác thải nhựa để bảo vệ môi trường xanh, sạch

(ĐCSVN)- Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống và sức khỏe của con người là rất lớn. Chính vì vậy, chúng ta cần có biện pháp hạn chế rác thải nhựa để tránh những hậu quả khôn lường đến với sức khỏe con người và hệ sinh vật. Thế nhưng xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả?

Chúng ta đều biết, rác thải có nguồn gốc từ nhựa đều mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Thông thường, một chiếc chai lọ hay ống hút nhựa hoặc túi nylon nếu sử dụng bằng biện pháp chôn lấp thì phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Điều này gây hại cho môi trường sống của con người rất nhiều. Rác thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.

Hiện nay, tác hại của rác thải nhựa là rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi thực trạng xử lý vẫn còn yếu kém, đa phần xử lý theo phương pháp chôn lấp hoặc thải bỏ ra ngoài môi trường, thậm chí xử lý bằng phương pháp đốt…để lại nhiều nguy hại cho cuộc sống.

Quá trình phân hủy của các loại rác thải nhựa theo thời gian bị phân rã thành mảnh nhựa, vi nhựa lẫn vào môi trường đất, nước, không khí... khiến cho con người ăn phải, đe dọa đến sức khỏe của con người. Riêng các loại rác thải nhựa xử lý bằng phương pháp đốt sinh ra các loại khí độc ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch..

Các sản phẩm từ nhựa có đặc tính là bền, tiện dụng và rất rẻ đem lại rất nhiều tiện ích cho đời sống con người. Nhưng lượng rác thải nhựa ngày càng tăng lên sẽ gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…Vì thế việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm nhựa ra khỏi cuộc sống là điều khó có thể thực hiện được. Thay vào đó, hãy hạn chế sử dụng đồ nhựa và nâng cao khả năng xử lý, tái chế rác thải nhựa bằng những biện pháp sau:

Phân loại từ đầu nguồn để tái chế

Thói quen của nhiều người đó là vẫn để chung các loại rác thải với nhau thay vì phân loại rác thải ra từng loại riêng biệt trước khi bỏ. Vì vậy, mang đến nhiều khó khăn trong quá trình thu gom và xử lý như:

- Gây khó khăn cho nhân viên môi trường khi thu gom rác thải nhựa

- Gây tốn kém thêm thời gian cho việc phân loại rác trước khi xử lý.

- Làm rác thải nhựa bị lẫn, bị bẩn và có thể phải chôn hoặc đốt gây nên những tác động xấu đến môi trường.

Tái sử dụng đồ nhựa

Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường.

- Thay vì dùng một lần và vất đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích khác, vừa tiết kiệm vừa giúp bạn thỏa sức sáng tạo:

- Tái sử dụng đồ nhựa, chai nhựa làm đồ trang trí như: ống cắm bút, chậu hoa,…

- Chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, bột giặt, nước rửa bát,… Tuy nhiên lưu ý là những vỏ chai của các loại thuốc tẩy, chai đựng hóa chất,… tuyệt đối không nên tái sử dụng.

Việc tái chế này hoàn toàn đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.

Thay thế túi nylon bằng túi giấy, túi vải tái sử dụng được nhiều lần

Sử dụng túi nylon để đựng đồ, đựng thực phẩm đã thành thói quen khó bỏ của đại bộ phận người dân. Túi nylon thường được làm từ nhựa PE và PP tái chế. Các nhà môi trường, khoa học gia đều cho rằng quá trình túi nylon phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù đã phân huỷ và lẫn vào đất thì chất nhựa PE sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng... Nếu yêu môi trường hãy loại bỏ túi nylon bạn nhé. Cần thay vào đó sử dụng các loại thay thế như:

- Túi giấy

- Túi vải sử dụng nhiều lần

- Túi dệt từ sợi nylon sử dụng nhiều lần

- Túi nylon tự huỷ, phân hủy sinh học

Hạn chế rác thải nhựa từ chính các hộ gia đình

Việc sử dụng các đồ vật dụng cụ gia đình bằng nhựa là rất phổ biến tại các hộ gia đình Việt. Đồ nhựa thường có giá thành rẻ, nhiều mẫu mã nên rất được lòng người. Hãy từ bỏ thói quen sử dụng đồ vật bằng nhựa trong nhà bếp và thay thế bằng những vật liệu thân thiện với môi trường khác. Trên thực tế, việc hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần có thể dễ dàng được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng như:

+ Người tiêu dùng thông minh ngày nay luôn ưu tiên các lựa chọn có lợi cho sức khỏe của bản thân bằng cách mua thực phẩm, đồ đựng trong hộp bã mía thay vì hộp, bao bì bằng nhựa.

+ Bạn có thể lựa chọn mua các cửa hàng, quán nước có sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường như ly bã mía hoặc các vật dụng thay thế đồ dùng một lần có thể tái sử dụng như thủy tinh, inox,…

+ Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra ngoài môi trường đặc biệt là rác thải nhựa vì chúng có vòng đời phân hủy có thể lên đến hàng ngàn năm. Và chủ động phân loại rác thải.

Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ uống sử dụng cốc nhựa ống hút 1 lần

Hiện nay, việc sử dụng thức ăn nhanh mang lại rất nhiều sự tiện lợi với những các sản phẩm nhựa dùng một lần như cốc, dĩa, thìa, hộp xốp, túi nylon, người dân có thể gặp bất cứ đâu, ở hàng nước, hàng chè, các quán cơm bình dân hoặc có thể tự mua trong siêu thị với giá rất rẻ. Hàng nghìn cốc nước mía, trà sữa hay cốc chè được bán ra mỗi ngày cũng là chừng ấy những chiếc cốc nhựa, ống hút và túi nylon bị vứt ra ngoài môi trường.

Việc sử dụng túi nylon, sản phẩm nhựa đối với người dân đang trở thành thói quen khó bỏ bởi tính tiện dụng mà ít ai quan tâm đến tác hại của nó. Ngoài ảnh hưởng đến môi trường như làm suy kiệt dinh dưỡng trong đất, tàn phá hệ sinh thái, gây ngập úng ở các đô thị, hủy hoại sinh thái biển và sinh thái sông hồ... túi nylon và rác thải nhựa còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và bệnh ung thư. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn là cách chung tay bảo vệ môi trường. Chúng ta hãy thay thế bằng bộ đồ thìa, muỗng, nĩa làm từ bã mía, việc này góp phần hạn chế rác thải nhựa, giữ gìn sự sống xanh của trái đất.

Thống kê cho thấy, bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi nylon/tháng. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nylon. Theo khảo sát của PV, tại Hà Nội, những quán cơm bình dân, cháo dinh dưỡng, thức ăn đường phố, siêu thị… tiêu thụ lượng lớn cốc, dĩa, thìa nhựa, hộp xốp, túi nylon mỗi ngày.

Xử lý rác thải nhựa đúng cách là ưu tiên hàng đầu hiện nay để góp phần bảo vệ môi trường. Vì thế mỗi người hãy chung tay, thay đổi từ hôm nay để có một môi trường trong lành và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hạn chế tối đa việc đốt rác thải nhựa tại nhà

Việc người dân tự đốt rác thải nhựa, hoặc các điểm thu gom nhỏ lẻ vẫn xử lý rác bằng cách đốt mang đến rất nhiều nguy hại:

Trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người. Có thể gây ra bệnh: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là ung thư.

Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tầng ozone.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Cách tốt nhất để có thể giải quyết chất thải nhựa là mọi người cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ nhựa đồng thời thực hiện nghiêm túc các hoạt động thu gom, phân loại rác thải nhựa, không xả chúng bừa bãi ra bên ngoài môi trường. Do vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa là điều cần thiết. Tái sử dụng các loại chai lọ, sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ… hạn chế sử dụng túi nylon nếu không cần thiết, sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần.

Các đối tượng hướng đến bao gồm:

- Người tiêu dùng,

- Nhà bán lẻ/phân phối

- Nhà sản xuất túi nylon

Nội dung tuyên truyền gồm có:

- Tác hại của túi nylon đối với kinh tế- xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng;

- Định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần; 

- Các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi nylon trong đời sống hàng ngày;

- Ý nghĩa của phân loại và tái chế túi nylon.

Tìm đọc văn bản thông tin về vấn đề xử lí rác thải - mẫu 3

Vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt vùng cao ở Miền Trung - Bài 2: Những mô hình xử lý rác tạm thời

(TN&MT) - Trước thực trạng và những "sức ép" đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường, nhiều địa phương ở miền Trung đã có những sáng kiến, những mô hình tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt ở miền núi. Thế nhưng, về cơ bản, những mô hình này thiếu tính bền vững, vẫn mang nặng tính tạm thời.

Sức ép tiêu chí Môi trường từ những mô hình

Được biết, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2025, đảm bảo xử lý tối thiểu 95% chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác thu gom, phân loại, xử lý tại nguồn giảm tối thiểu 35% rác thải cần đưa đi xử lý ở khu vực nông thôn.

Với yêu cầu đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường, gắn việc triển khai Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đã thúc đẩy các cấp chính quyền tập trung thực hiện. Một trong số đó là mô hình hố rác “giữa đồng”, mô hình “hố rác gia đình” được triển khai nhân rộng trên khắp địa bàn toàn tỉnh.

Đăng ký về đích NTM vào năm 2010, xã miền núi Đức Hương, huyện Vũ Quang đã tập trung mọi nguồn lực sẵn có hoàn thiện 19 tiêu chí. Một trong những tiêu chí khó đang được ưu tiên hiện nay là môi trường. Điểm khác biệt ở Đức Hương với các xã khác ở huyện miền núi Vũ Quang trong tiêu chí này là xây dựng mô hình hố đốt rác thải sinh hoạt tại từng hộ gia đình.

Đầu năm 2017, xã triển khai chủ trương mỗi gia đình, khu dân cư phải xây dựng 1 hố rác để thu gom, tập kết và xử lý. Theo đó xã cũng đã xây dựng mẫu thiết kế mô hình hố rác có kích thước, kinh phí cho phù hợp với từng hộ. Sau khi có mô hình mẫu, thấy được lợi ích từ mô hình đem lại, đông đảo các hộ dân đã đồng tình hưởng ứng thực hiện.

Không những vậy, mô hình hố rác “giữa đồng” cũng được triển khai và mang lại hiệu quả ban đầu. Ông Lê Văn Lợi - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đức Hương, huyện Vũ Quang chia sẽ: “Trước nay, bà con nông dân thường vứt các loại rác thải tại ruộng. Vào mùa sản xuất, chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, túi nilon… vương vãi khắp bờ ruộng, kênh mương. Thói quen vứt rác thải bừa bãi trên đồng vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa gây nguy hại cho chính người dân, nhưng không ai muốn đem về nhà trong khi không có điểm tập kết. Từ khi có thùng rác trên đồng, người dân rất phấn khởi và nhiệt tình hưởng ứng”.

Mô hình được triển khai thí điểm, sau đó nhân rộng tại nhiều địa phương, đặc biệt ở các huyện miền núi. Mỗi "hố" rác được đổ bằng bê tông kiên cố, giá trị khoảng 250 – 300 nghìn đồng. Có mặt tại nhiều cánh đồng ở huyện miền núi Vũ Quang, chúng tôi ghi nhận, khắp các bờ ruộng khá sạch sẽ, không còn vỏ bao, chai thuốc bảo vệ thực vật.

Phát huy hiệu quả từ những mô hình xử lý rác thải, đến nay Hà Tĩnh có 173/182 xã (95% số xã) đạt chuẩn tiêu chí Môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, một số huyện miền núi như Vũ Quang, Hương Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

Tại xã Lưu Kiền, huyện biên giới Tương Dương (tỉnh Nghệ An) cũng đang có mô hình lò đốt rác được đặt tại các trục đường. Đây cũng là dự án được lồng ghéo trong thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Hơn 200 lò đốt rác bằng bê tông được đặt để gom rác thải rồi tiến hành đốt vào mỗi buổi chiều cơ bản đã giải quyết được vấn đề tình thế trong việc xử lý rác thải tại xã vùng cao này trog khoảng 2 năm qua.

Tuy nhiên, theo già làng Mạc Quang Việt, ở bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền thì việc đặt các lò đốt rác rồi đốt thủ công tuy ban đầu đã cơ bản hạn chế được tính trạng đổ rác bừa bãi. Thế nhưng, việc đốt rác thủ công với hàng trăm lò cũng gây nên những bất tiện khi khói trong quá trình đốt rác gây mùi khét, hôi…ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường của xóm, làng. Vì thế, về lâu về dài giải pháp này cũng chưa ổn.

Tuy vậy, trên thực tế những mô hình này cũng chỉ là giải pháp trước mắt, quá trình hoạt động cũng đã xuất hiện một số nhược điểm như: Duy trì hoạt động của phong trào; nhiều hố rác quá tải không được xử lý gây ô nhiễm…

Ông Phan Lam Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh nhấn mạnh rằng: Về lâu dài, Hà Tĩnh khuyến khích các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn, đặc biệt các dự án tái chế.

Bộc lộ nhiều nhược điểm

Thời gian qua, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực miền núi Thanh Hóa bằng hình thức chôn lấp và lò đốt rác nhưng chưa được đầu tư đầy đủ hệ thống xử lý nước rỉ rác, bộc lộ những nhược điểm khó khắc phục như nhu cầu sử dụng đất của các bãi chôn lấp lớn, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất đai; công tác vận hành lò đốt không đúng quy trình kỹ thuật. Hơn nữa các bãi được đầu tư đã lâu, nên hiện tại đã quá tải gây nên ô nhiễm môi trường.

Các lò đốt chủ yếu có công suất nhỏ từ 500 kg/h trở lên được sản xuất và lắp ráp trong nước, chưa lắp đặt đầy đủ hệ thống cấp rác tự động, điều chỉnh nhiệt độ lò đốt và hệ thống xử lý khí thải; quá trình vận hành chủ yếu là thủ công. Lò đốt được đầu tư dàn trải dẫn tới việc xử lý chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí như huyện Hậu Lộc, Như Xuân, Nông Cống, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc...

Tại huyện Ngọc Lặc đã thực hiện đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng mô hình “Xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ làm phân bón vi sinh quy mô hộ gia đình” và sử dụng thùng rác tại gia đình nhưng chỉ mang tính chất tạm thời.

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải rắn, thiện môi trường, mang lại cuộc sống ngày càng bền vững. Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 đạt 90% tại nông thôn phải được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn toàn tỉnh đạt 90%, tỷ lệ chất thải rắn chôn lấp dưới 30%. 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác