Những ngọn núi nóng rẫy lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)
Bài đọc Những ngọn núi nóng rẫy lớp 5 sách Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính, tóm tắt, bố cục và hướng dẫn cách đọc chi tiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Bài đọc: Những ngọn núi nóng rẫy
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rẫy. Nhưng thực tế, núi lửa không phải bao giờ cũng y như vậy. Có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải. Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro. Một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ. Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển nữa.
Để hiểu núi lửa hình thành ra sao, bạn cần biết Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, y hệt một củ hành khổng lồ với nhiều lớp áo.
Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên. Dưới lớp vỏ, có những chỗ đã bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh. Thứ mác-ma này giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1 300 độ C. Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Vậy là nếu mặt đất tự nhiên nứt ra và từ kẽ nứt đó trào ra một thứ đá nóng chảy, thì chắc chắn là chúng ta đang thấy một quả núi lửa đấy.
(Theo A-ni-ta Ga-nê-ri, Dương Kiều Hoa dịch)
Nội dung chính Những ngọn núi nóng rẫy
Ngọn núi lửa nóng rẫy với những hình thù đa dạng, cách thức hoạt động đầy bí ẩn, không dễ đoán định là một phần thiên nhiên kì thú trên hành tinh của chúng ta – nhiều nguy hiểm và nhiều điều cần khám phá.
Tóm tắt Những ngọn núi nóng rẫy
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rẫy. Nhưng thực tế, có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải. Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro. Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển nữa. Yếu tố hình thành núi lửa chính là mác-ma (dưới lớp vỏ Trái Đất, có những chỗ đã bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh). Khi mác-ma sôi sùng sục có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ Trái Đất và phun trào, tạo thành núi lửa.
Bố cục Những ngọn núi nóng rẫy
Văn bản Những ngọn núi nóng rẫy gồm 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “hoạt động ngầm trong nước biển nữa”: Hình dáng, vị trí hoạt động của núi lửa.
- Phần 2: Tiếp theo đến “đặc quánh”: Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
- Phần 3: Tiếp theo đến “tạo thành núi lửa”: Núi lửa được hình thành.
- Phần 4: Còn lại: Đặc điểm nhận dạng núi lửa.
Hướng dẫn cách đọc Những ngọn núi nóng rẫy
- Đọc được cả bài Những ngọn núi nóng rẫy với giọng đọc diễn cảm, linh hoạt.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài (mác-ma,...); đọc đúng các từ dễ phát âm sai.
- Luyện đọc cá nhân, đọc nối tiếp.
Xem thêm các bài đọc lớp 5 Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT