Nghìn năm văn hiến lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)

Bài đọc Nghìn năm văn hiến lớp 5 sách Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính, tóm tắt, bố cục và hướng dẫn cách đọc chi tiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Bài đọc: Nghìn năm văn hiến

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đã được xây dựng ở khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.

Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Nghìn năm văn hiến lớp 5 (trang 88, 89, 90) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Nghìn năm văn hiến lớp 5 (trang 88, 89, 90) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiền Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

(Theo Nguyễn Hoàng)

Nội dung chính Nghìn năm văn hiến

Văn Miếu – Quốc Tử Giám như một chứng tích cho hàng nghìn năm văn hiến của nước ta được hình thành: ghi chép lại, thống kê lại qua các triều đại, năm tháng, số lượng. Khoa cử của Việt Nam có truyền thống là nền khoa cử trọng hiền tài, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu cần phải chú trọng.

Tóm tắt Nghìn năm văn hiến

Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Tại Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây. Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngót 10 thế kỉ, các triều vua Việt Nam đã tổ chức 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ. Bên giếng Thiên Quang, còn có 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

Bố cục Nghìn năm văn hiến

Văn bản Nghìn năm văn hiến gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “cũng được học ở đây”: Giới thiệu khái quát về sự ra đời của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

- Phần 2: Tiếp theo đến (hết bảng): Ngót 10 thế kỉ, các triều vua Việt Nam đã tổ chức 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ.

- Phần 3: Còn lại: Bên giếng Thiên Quang, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

Hướng dẫn cách đọc Nghìn năm văn hiến

- Đọc được cả bài Nghìn năm văn hiến với giọng đọc diễn cảm, linh hoạt, thể hiện niềm tự hào.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài (văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích,...); đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện những tình tiết quan trọng.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

Xem thêm các bài đọc lớp 5 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác