5+ Cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ (hay nhất)

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ - mẫu 1

a. Em lựa chọn bài thơ: Việt Nam đất nước ta ơi – tác giả Nguyễn Đình Thi.

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

 

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

 

Nước bâng khuâng những chuyến đò

Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi

Đói nghèo nên phải chia ly

Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

 

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan...

b. Đọc bài thơ, em thấy những vẻ đẹp của quê hương đất nước ấm no, bình dị, trù phú. Đồng thời, em còn thấy những vẻ đẹp của con người, là những phẩm chất trung hậu, đảm đang, son sắt, chung thuỷ, cần cù, lam lũ, gan dạ trong chiến đấu mà hiền lành trong đời thường. 

Cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ - mẫu 2

Tôi đã thực sự xúc động khi đọc bài thơ "Ngưỡng cửa". Lời thơ giản dị nhưng thật sâu sắc. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã giúp tôi hiểu ý nghĩa của tình cảm gia đình. Bước qua ngưỡng cửa là được về với nơi đầy ắp tình yêu thương của người thân. Hình ảnh ngưỡng cửa đã tượng trưng cho căn nhà gần gũi, thân thiết với mỗi người qua bao tháng năm. Ấm áp và bình yên biết mấy!

Cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ - mẫu 3

“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

Cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ - mẫu 4

Bài thơ “Con là…” của Y Phương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người cha dành cho đứa con của mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Con là” để nhấn mạnh vai trò của con đối với cha trong cuộc sống. Khi con là “nỗi buồn”, dù có to lớn bằng “trời” thì nhờ có con thì mọi nỗi buồn cũng sẽ được lấp đầy. Khi con là niềm vui, dù chỉ nhỏ bé như “hạt vừng” thì niềm vui ấy lúc nào cũng hiện hữu trong ngôi nhà ấm áp. Đó là những niềm vui bất tận và vĩnh cửu của cha. Đặc biệt nhất, con chính là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết cha và mẹ. Trong cuộc sống có nhiều sóng gió, nhưng nhờ có con mà cha và mẹ sẽ luôn ở bên nhau, cùng nhau bảo vệ và che chở con. Có thể thấy rằng, đối với người cha, con là những điều vừa to lớn, vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa thật lớn lao. Với giọng thơ chân thành và tha thiết, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Lời nhắn nhủ yêu thương cũng chính là bài học đầu đời để con khắc ghi, trân trọng tình cảm gia đình.

Cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ - mẫu 5

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

Cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ - mẫu 6

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem