Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17, 18 lớp 5 - Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17, 18 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Câu 1 (trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Trăng lên

Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17, 18 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

Theo Thạch Lam

a. Bài văn tả cảnh gì?

b. Khi mới lên và lên trăng thế nào?.

c. Dưới ánh trăng tác giả quan sát được những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17, 18 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

d. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?

e. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nếu tác dụng của những hình ảnh đó.

Trả lời:

a. Bài văn tả cảnh trăng lên.

b.

- Khi mới lên: Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn.

- Khi lên cao: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.

c.

Khi mới lên

Trăng

Tròn, to, đỏ

Sợi mây

Mảnh dần, rồi đứt hẳn

Quãng đồng

Rộng, gió nhẹ hiu hiu, thoang thoảng hương thơm ngát.

Khi trăng lên cao

Trời

Trong vắt, thăm thẳm, cao

Trăng

Nhỏ lại, sáng vằng vặc

d. Tác giả sử dụng các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác.

e. Hình ảnh so sánh:

- Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh.

- Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây cối.

Câu 2 (trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được.

Gợi ý:

a. Em đã quan sát cảnh đẹp nào?

Đường phố

Công viên

Dòng sông

Cánh đồng

?

b. Em đã quan sát cảnh đẹp đó vào lúc nào?

– Một thời điểm trong ngày.

– Các thời điểm khác nhau.

- ?

c. Em đã quan sát theo trình tự nào?

– Từ xa đến gần.

– Từ ngoài vào trong.

– Từ trên xuống dưới.

- ?

d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?

e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?

Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17, 18 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Mỗi lần về quê ngoại chơi, em đều rất thích được theo bà ra bờ sông ở cuối làng chơi. Với em, đó là khung cảnh đẹp nhất ở quê hương mình.

Con sông dài lắm, em không rõ nó chảy từ đâu và sẽ đi qua những miền đất nào nữa. Đứng ở bờ sông, nơi có bãi đất trống bà con tu sửa để tiện chờ thuyền, ghe ghé lại, em chỉ nhìn thấy hai đầu sông xa tít tắp không có điểm cuối. Nước sông hơi đùng đục, không phải là bẩn đâu, mà là do chở đầy phù sa đó. Nhờ vậy, cây cối, vườn rau hai bên bờ sông lúc nào cũng tươi xanh mướt mắt. Trên mặt sông, lúc nào cũng có những chùm lục bình trôi dạt, mỗi lần em về đều có thể nhìn thấy từng tảng xanh xanh với các đóa hoa tim tím xinh không tả xiết. Thích nhất, là hình ảnh những chiếc thuyền, ghe chở hàng hóa qua lại tấp nập. Họ như những gánh chợ di động, ai gọi là tấp vào bán hàng. Rồi cả những người chài lưới, đi bắt cua, bắt ốc ở ven bờ, rồi ra lòng sông bắt cá. Dòng sông như một người mẹ dịu hiền, bao dung cho người dân quê em vậy.

Chiều chiều gió mát, người dân trong làng thường ra bờ sông mua đồ trên các thuyền ghe. Con nít thì chơi trò tắm sông, thi nhau nhảy rồi bơi lội. Tiếng cười, tiếng nói huyên náo cả một vùng sông. Chính nét đẹp bình dị của cuộc sống đời thường ấy, đã khiến em mê mẩn vẻ đẹp của con sông quê hương mình.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nói 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong phim hoạt hình đã xem.

Trả lời:

Nô-bi-ta là nhân vật em thích nhất trong phim. Cậu là một học sinh lười học, nghịch ngợm, thành tích học tập luôn thua kém bạn bè. Nhưng Nô-bi-ta lại rất tốt bụng, dũng cảm, luôn yêu mến và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đặc biệt, tình bạn giữa Nô-bi-ta và Đô-rê-mon rất cảm động và đáng ngưỡng mộ. Qua mỗi tập phim, em có thêm những giây phút thư giãn và em cũng học hỏi được Nô-bi-ta nhiều bài học bổ ích, quý giá về cuộc sống.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác