Bài 7: Chớm thu - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Chớm thu sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 7.

Video Giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Chớm thu - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Đọc: Chớm thu

Nội dung chính Chớm thu:

Bài thơ đề cập đến dấu hiệu của thu đến. Những niềm vui, những cảm nhận,.. của tác giả khi mùa thu đến.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ với bạn 1 – 2 dấu hiệu của thời tiết nơi em ở vào một mùa trong năm.

mát mẻ

se lạnh

nóng nực

?

Trả lời:

Dấu hiệu mùa hè: nóng nực, nhiều mưa,...

* Khám phá và luyện tập

Đọc

1.  Đọc bài thơ:

Văn bản: Chớm thu

Không còn tiếng cuốc gọi nhau

Ngỡ mùa hạ đã trốn đâu mất rồi

Bờ sông mẹ giặt áo tơi

Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

 

Trầu già giấu nắng đầy cây

Có bông cúc trắng như mây giữa trời

Có con đường cỏ xanh tươi

Có dòng nước lặng chờ người qua sông.

Mùa đơm hạt thóc trên đồng

Đơm thêm bóng mẹ chờ trông tháng ngày

Mùa vui lúa về đường cày

Vẽ nên vóc dáng đôi tay tảo tần.

 

Từ trong hạt gạo trắng ngần

Là bao hôm sớm ân cần mẹ cha

Từ trong thơm thảo nhành hoa

Là bao tình nghĩa chan hoà đất đai.

 

Con đường bước đến ngày mai

Dệt từ trang sách dặm dài ước mơ

Dệt từ bóng mẹ, dáng cô....

Cùng bao năm tháng tuổi thơ ngọt lành.

Đoàn Văn Mật

- Áo tơi: áo che mưa thường làm bằng lá cọ, không có tay.

Chớm thu lớp 5 (trang 37, 38, 39) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm trong hai khổ thơ đầu những dấu hiệu báo mùa thu đến.

Trả lời:

Những dấu hiệu báo mùa thu đến:

- Không còn tiếng cuốc gọi nhau

- Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

- Trầu già giấu nắng đầy cây

Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Theo em, vì sao “mùa đơm hạt thóc trên đồng” được gọi là "mùa vui”?

Trả lời:

“Mùa đơm hạt thóc trên đồng” được gọi là "mùa vui” vì đó là mùa lúa, mùa lao động của mẹ.

Câu 3 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Khi nhìn hạt gạo, nhành hoa, tác giả nghĩ về công lao của những ai? Vì sao?

Trả lời:

Khi nhìn hạt gạo, nhanh hoa, tác giả nghĩ về công lao của cha mẹ.

Vì chính cha mẹ là người tảo tần để làm nên hạt gạo, chính cha mẹ là người trồng cây để có nhành hoa.

Câu 4 (trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): "Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

"Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ về con đường tương lai của tác giả, con đường trên trang sách để tác giả bước đến một tương lai tươi sáng hơn.

* Học thuộc lòng bài thơ.

2. Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Khung trời tuổi thơ

(a) Tìm đọc thông báo, quảng cáo hoặc bản tin:

Chớm thu lớp 5 (trang 37, 38, 39) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

(b) Ghi chép và trang tri Nhật kí đọc sách

Chớm thu lớp 5 (trang 37, 38, 39) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Thông báo, quảng cáo hoặc bản tin đã đọc.

– Nhật kí đọc sách.

– Hình thức của thông báo, quảng cáo hoặc bản tin.

- ?

d. Ghi lại những thông tin quan trọng trong thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ.

(e) Đọc một thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ mà em thích.

Trả lời:

Em tìm đọc thông báo, quảng cáo hoặc bản tin theo yêu cầu.

Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển

Câu 1 (trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 39, 40 (Sử dụng từ điển) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Trong ví dụ, từ “kết" được trình bày mấy nghĩa? Nghĩa nào là nghĩa gốc? Các nghĩa nào là nghĩa chuyển?

b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và 1 – 2 nghĩa chuyển của từ “kết”.

Trả lời:

a.

Từ “Kết” được trình bày 5 nghĩa.

Nghĩa 1 đan, bện là nghĩa gốc.

Nghĩa 2, 3, 4, 5 là nghĩa chuyển.

b.

- Mẹ đang kết những chiếc lá thành cổng chào.

- Cây cối đơm hoa kết trái.

- Em thích kết bạn với mọi người xung quanh.

Câu 2 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:

a.

Mắt em bé sáng long lanh.

Mắt quả dứa không ăn được.

b.

• Em tặng bà một chiếc khăn quàng cổ bằng len.

• Mẹ mua cho em đôi giày cao cổ rất đẹp.

– Tra từ điền đề tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm trong mỗi cặp câu.

– Nêu điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm trong mỗi cặp câu.

Trả lời:

- Nghĩa của các từ in đậm:

a.

+ Mắt: cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người.

+ Mắt: bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả.

b.

+ Cổ: bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân.

+ Cổ: bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân, cổ tay.

- Điểm giống:

a. Đều có hình dáng giống hình mắt.

b. Đều là bộ phận có hình dáng tương đồng.

Câu 3 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Thực hiện yêu cầu:

a. Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 – 3 nghĩa chuyển của từ “ngọt”.

b. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ "ngọt" đã tìm được.

Trả lời:

a.

- Nghĩa gốc: có vị như vị của đường, mật.

- Nghĩa chuyển:

+ (lời nói, âm thanh) dễ nghe, êm tai, dễ làm xiêu lòng.

+ (món ăn) có vị ngon như vị mì chính

b.

- Quả bưởi này rất ngọt.

- Gà này ngọt thịt quá!

- Giọng nói của cô ấy ngọt ngào quá!

Viết: Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1)

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.

Câu 1 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở trang 23 24.

Lưu ý:

Mở bài

Chọn một trong hai cách:

– Mở bài trực tiếp.

– Mở bài gián tiếp.

Thân bài

Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh.

– Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật của cảnh.

– Với mỗi đặc điểm, chọn tả những chi tiết ấn tượng. Có thể tả mỗi đặc điểm nổi bật bằng một đoạn văn ngắn.

Hình ảnh

Màu sắc

Âm thanh

?

– Sử dụng từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh, nhân hoá,... để bài viết thêm sinh động.

- ?

Cách 2: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

– Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật của cảnh có sự thay đổi rõ rệt vào các thời điểm quan sát. Có thể tả cảnh vào mỗi thời điểm bằng một đoạn văn ngắn.

– Sử dụng từ ngữ chỉ thời gian phù hợp với mỗi thời điểm miêu tả.

– Sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc.

-?

Kết bài

Chọn một trong hai cách:

– Kết bài không mở rộng.

– Kết bài mở rộng.

Trả lời:

Mỗi lần về quê ngoại chơi, em đều rất thích được theo bà ra bờ sông ở cuối làng chơi. Với em, đó là khung cảnh đẹp nhất ở quê hương mình.

Con sông dài lắm, em không rõ nó chảy từ đâu và sẽ đi qua những miền đất nào nữa. Đứng ở bờ sông, nơi có bãi đất trống bà con tu sửa để tiện chờ thuyền, ghe ghé lại, em chỉ nhìn thấy hai đầu sông xa tít tắp không có điểm cuối. Nước sông hơi đùng đục, không phải là bẩn đâu, mà là do chở đầy phù sa đó. Nhờ vậy, cây cối, vườn rau hai bên bờ sông lúc nào cũng tươi xanh mướt mắt. Trên mặt sông, lúc nào cũng có những chùm lục bình trôi dạt, mỗi lần em về đều có thể nhìn thấy từng tảng xanh xanh với các đóa hoa tim tím xinh không tả xiết. Thích nhất, là hình ảnh những chiếc thuyền, ghe chở hàng hóa qua lại tấp nập. Họ như những gánh chợ di động, ai gọi là tấp vào bán hàng. Rồi cả những người chài lưới, đi bắt cua, bắt ốc ở ven bờ, rồi ra lòng sông bắt cá. Dòng sông như một người mẹ dịu hiền, bao dung cho người dân quê em vậy.

Chiều chiều gió mát, người dân trong làng thường ra bờ sông mua đồ trên các thuyền ghe. Con nít thì chơi trò tắm sông, thi nhau nhảy rồi bơi lội. Tiếng cười, tiếng nói huyên náo cả một vùng sông. Chính nét đẹp bình dị của cuộc sống đời thường ấy, đã khiến em mê mẩn vẻ đẹp của con sông quê hương mình.

Câu 2 (trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.

Gợi ý:

Dùng từ

Viết câu

Chính tả

Trả lời:

Em đọc lại và chỉnh sửa bài.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Ghi lại những từ ngữ, hình ảnh em thích trong bài thơ “Chớm thu”

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh em thích trong bài thơ “Chớm thu”:

- Mùa đơm hạt thóc trên đồng

- Con đường bước đến ngày mai

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác