Bài 5: Lớp học trên đường - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Lớp học trên đường sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 5.
Video Giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Lớp học trên đường - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)
Đọc: Lớp học trên đường
Nội dung chính Lớp học trên đường:
Văn bản đề cập đến lớp học đặc biệt của cụ Vi-ta-li. Đó là lớp học trên đường dạy cho nhân vật tôi và chú chó Ca-pi bằng những miếng gỗ mỏng khắc chữ. Tuy điều kiện khó khăn nhưng nhờ vào sự thông minh và nỗ lực không ngừng, nhân vật tôi đã biết đọc và được thầy cho học nhạc.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 60 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài và đoán xem bài đọc viết về điều gì.
Trả lời:
Bài đọc viết về một buổi học ở trên cánh đồng.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Lớp học trên đường
Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:
– Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.
Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.
Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.
Một hôm, tôi đọc sai, thầy tôi nói:
– Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.
Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.
Từ đó, tôi không dám sao những một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:
– Bây giờ con có muốn học nhạc không?
– Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên còn nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.
Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:
– Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.
Theo Héc-to Ma-lô, Hà Mai Anh dịch
- Mẫu chuyện trên được trích từ tiểu thuyết "Không gia đình" của nhà văn Pháp Héc-ta Ma-lô viết về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh,Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.Trải bao thăng trầm, cuối cùng cậu đã tìm được gia đình và sống hạnh phúc bên những người ruột thịt.
- Đắc chí: tỏ ra thích thú vì đạt được mong muốn.
- Sao nhãng: (nghĩa trong bài) không dồn công sức vào công việc chính phải làm, do chủ quan.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Rê-mi được thầy Vi-ta-li dạy học trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Rê-mi được thầy Vi-ta-li dạy học khi đi trên đường.
Câu 2 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm những chi tiết cho thấy lớp học của Rê-mi khác lạ so với lớp học thông thường.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy lớp học của Rê-mi khác lạ so với lớp học thông thường:
- Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ và khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái.
- Dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc.
Câu 3 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Từ ngữ nào dưới đây phù hợp để nhận xét về tinh thần học tập của Rê-mi? Vì sao?
hiếu học
sáng dạ
sao nhãng
Trả lời:
Từ ngữ phù hợp để nhận xét về tinh thần học tập của Rê-mi là hiếu học.
Vì cậu học rất chăm chỉ và thông minh, cậu không sao nhãng một phút giây nào dù học trong hoàn cảnh khó khăn.
Câu 4 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Theo em, vì sao thầy Vi-ta-li nhận xét Rê-mi “là một đứa trẻ có tâm hồn"?
Trả lời:
Thầy Vi-ta-li nhận xét Rê-mi “là một đứa trẻ có tâm hồn" vì khe thầy hát, có lúc cậu muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên còn nhớ đến mẹ và tưởng như đang trông thấy mẹ ở nhà.
Câu 5 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhân vật Rê-mi trong truyện. Vì cậu là một người thông minh, hiếu học và có tâm hồn.
Cùng sáng tạo
Trả lời:
- Chú chó Ca-pi:
+ Có trí nhớ tốt hơn Rê-mi.
+ Khi thầy Vi-ta-li nói chú sẽ biết đọc trước Rê-mi, chú có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy đuôi.
- Rê-mi:
+ Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp.
+ Cậu rất thông minh và không sao nhãng một phút giây nào.
+ Cậu rất thích học nhạc và là cậu bé có tâm hồn.
- Thầy Vi-ta-li:
+ Nghĩ ra cách dạy học rất hay: nhặt miếng gỗ mỏng trên đường, cắt thành nhiều miếng nhỏ và khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái.
+ Dạy cùng lúc chú chó Ca-pi.
+ Cho Rê-mi học nhạc khi cậu đã biết đọc.
Luyện từ và câu: Viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
Câu 1 (trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
Tố Hữu
a. Tìm các danh từ tác giả dùng để chỉ Bác Hồ.
b. Nhận xét cách viết các danh từ tìm được.
Trả lời:
a. Các danh từ tác giả dùng để chỉ Bác Hồ: Bác, Người, Ông Cụ.
b. Cách viết các danh từ thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
Ghi nhớ
Để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt, trong một số trường hợp, ta có thể viết hoa danh từ chung.
Câu 2 (trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm trong các đoạn thơ sau những danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
a.
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
Tố Hữu
- Xuân 41: mùa xuân năm 1941, thời điểm lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước.
b.
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Lê Anh Xuân
- Giải phóng quân: chiến sĩ tham gia chiến đấu để giải phóng dân tộc.
Trả lời:
Những danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt:
a. Xuân 41, Bác
b. Anh, Giải phóng quân
Trả lời:
Trân trọng và biết ơn tình yêu bao la mà Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng, chúng em sẽ luôn cố gắng học tập, rèn luyện để noi gương Bác. Thiếu nhi Việt Nam đời đời nhớ ơn công lao vĩ đại của Bác Hồ trong công cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Viết: Viết chương trình hoạt động
Câu 1 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” và thực hiện yêu cầu:
Chương trình giao lưu “Sách và ước mơ”
1. Mục đích
– Trao tặng sách để hỗ trợ Trường Tiểu học Ban Mai xây dựng thư viện.
– Tổ chức một số hoạt động để giao lưu và khuyến khích học sinh đọc sách.
2. Phân công chuẩn bị
– Ban chỉ huy Liên đội: Viết thư mời, mời đại biểu,....
– Câu lạc bộ Truyền thông và Câu lạc bộ Cây cọ nhí:
+ Viết và trang trí bản tin để đăng, phát thanh,....
+ Kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh....
– Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí: Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ và phụ trách dẫn chương trình.
– Câu lạc bộ Nhà văn nhí: Thiết kế một số hoạt động đọc sách và giao lưu với nhà thơ, nhà văn.
– Câu lạc bộ Tình nguyện xanh: Đóng gói sách và chuẩn bị 10 phần quà để tổ chức các hoạt động giao lưu.
3. Chương trình cụ thể
Thời gian |
Hoạt động |
6:15-6:30 |
Tập trung tại trường |
6:30-7:30 |
Di chuyển đến Trường Tiểu học Ban Mai |
7:30-8:00 |
Ổn định tổ chức |
8:00 8:15 |
Văn nghệ chào mừng |
8:15 8:45 |
Lễ tiếp nhận sách |
8:45-9:45 |
Đọc sách và chia sẻ theo nhóm |
9:45 - 10:45 |
Giao lưu cùng nhà thơ, nhà văn |
10:45 – 11:00 |
Chụp ảnh lưu niệm, chia tay |
Ban chỉ huy Liên đội
a. Bản chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” được lập gồm mấy mục? Nội dung của mỗi mục là gì?
b. Nhận xét về cách trình bày mỗi mục.
Trả lời:
a. Bản chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” được lập gồm 3 mục. Nội dung của mỗi mục:
1. Mục đích.
2. Phân công chuẩn bị.
3. Chương trình cụ thể.
b. Mỗi mục trình bày cụ thể, rõ ràng, chi tiết nội dung.
Ghi nhớ
Bản chương trình hoạt động thường gồm các mục:
1. Mục đích.
2. Phân công chuẩn bị.
3. Chương trình cụ thể.
Câu 2 (trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Thảo luận để chuẩn bị viết chương trình cho một hoạt động do Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức trong năm học.
Gợi ý:
a. Trong năm học, Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức những hoạt động gì?
- Hội trại
- Hội thi Nghi thức Đội
- Triển lãm "Vì môi trường"
- ?
b. Chọn một hoạt động để thảo luận.
Trả lời:
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Lớp 5A1, Trường Tiểu học Trưng Vương)
I. Mục đích
- Tuyên truyền giúp mọi người nâng cao ý thức về an toàn giao thông.
- Giúp các bạn học sinh hiểu và có ý thức gương mẫu chấp hành luật an toàn giao thông.
II. Phân công chuẩn bị
- Ban tổ chức: Lớp trưởng, lớp phó và 4 tổ trưởng
- Dụng cụ, phương tiện: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cồ động ATGT, trống, kèn.
- Các hoạt động cụ thể:
+ Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3 cái trống nhỏ.
+ Tổ 2: 1 cờ Đội, 1 loa cầm tay.
+ Tổ 3: 3 tranh cổ động ATGT.
+ Tổ 4: 1 biểu ngữ, 1 cái kèn.
- Nước uống: Nga, Thanh.
- Trang phục: mỗi bạn đội viên mặc đồng phục nhà trường và đeo khăn quàng đỏ, cầm cờ hoa.
III. Chương trình cụ thể
- Địa điểm tuần hành: Đường Bà Triệu
- 7 giờ 30: Các bạn học sinh tập trung tại trường.
- 7 giờ 40: Diễu hành từ trường cùng các lớp theo hàng một.
- Chi đội trưởng: Hô khẩu hiệu.
- Tổ 1: Đi đầu cầm cờ Tổ quốc, trống.
- Tổ 2: Theo sau tổ 1, cầm cờ Đội.
- Tổ 3: Theo sau tổ 2, cầm tranh cổ động.
- Tổ 4: Theo sau tổ 3, cầm biểu ngữ, kèn.
- Các bạn đi theo hàng và đi trên vỉa hè, tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông diễn ra trên tuyến đường.
- 9 giờ: Tập trung về trường và tổng kết, rút kinh nghiệm buổi diễu hành.
Câu 3 (trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Ghi chép tóm tắt các ý kiến thảo luận.
Trả lời:
Em ghi chép tóm tắt các ý kiến thảo luận..
* Vận dụng
Câu hỏi (trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm đọc 1 – 2 đoạn trong truyện “Không gia đình”.
Trả lời:
Em tìm đọc 1 – 2 đoạn trong truyện “Không gia đình”.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Luật Trẻ em
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Bức tranh đồng quê
- Tiếng Việt lớp 5 Bài 8: Lễ ra mắt Hội Nhi đồng Cứu quốc
- Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 1
- Tiếng Việt lớp 5 Đánh giá giữa học kì 1
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST