Ngôi nhà chung của buôn làng lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)
Bài đọc Ngôi nhà chung của buôn làng lớp 5 sách Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính, tóm tắt, bố cục và hướng dẫn cách đọc chi tiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Bài đọc: Ngôi nhà chung của buôn làng
Đồng bào Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung, gọi là "nhà rông" hoặc “nhà gươl”, uy nghi toạ lạc ở trung tâm buôn làng.
Nhà rông được xây dựng bằng trí tuệ, tâm sức và đôi tay tài hoa của cả cộng đồng. Đây là không gian sinh hoạt chung, nơi tổ chức lễ hội, tiếp đón khách quý,... Đây cũng là nơi lưu giữ báu vật, của cải chung của buôn làng, như cồng, chiêng, ché,...
Mỗi buôn làng có lối tạo dáng, trang trí hoa văn riêng cho ngôi nhà chung của mình. Mái nhà rông của người Gia-rai như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh. Nhà rông của người Ba-na cao lớn, sừng sững với nóc nhà được trang trí bằng dải hoạ tiết chính là hình cây rau dớn. Nóc nhà gươl của người Cơ-tu tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau. Trên đầu cầu thang, người Gié-Triêng chạm hình núm chiêng, hình mũi thuyền; người Gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước,...
Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng nhà rông, nhà gươl vẫn là nơi nuôi dưỡng, neo đậu tình cảm quê nhà, nơi gắn kết cộng đồng, nơi quyện hoà cùng thiên nhiên của bà con các dân tộc Tây Nguyên.
Xuân Tường tổng hợp
- Gia-rai, Ba-na, Cơ-tu, Gié-Triêng: tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Rau dồn: một loại cây thuộc họ dương xi, rễ và thân ngắn.
Nội dung chính Ngôi nhà chung của buôn làng
Văn bản đề cập đến nhà rông, ý nghĩa của nhà rông và sự khác nhau về lối tạo dáng, trang trí nhà văn của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên.
Tóm tắt Ngôi nhà chung của buôn làng
Đồng bào Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung, gọi là “nhà rông” hoặc “nhà gươl”. Nhà rông là không gian sinh hoạt chung, nơi tổ chức lễ hội, tiếp đón khách quý, lưu giữ báu vật, của cải chung của buôn làng... Mỗi buôn làng có lối tạo dáng, trang trí hoa văn riêng cho ngôi nhà chung của mình. Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng nhà rông, nhà gươl vẫn là nơi nuôi dưỡng, neo đậu tình cảm quê nhà, nơi gắn kết cộng đồng, nơi quyện hoà cùng thiên nhiên của bà con các dân tộc Tây Nguyên.
Bố cục Ngôi nhà chung của buôn làng
Văn bản Ngôi nhà chung của buôn làng gồm 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “trung tâm buôn làng”: Tên gọi ngôi nhà chung của đồng bào Tây Nguyên.
- Phần 2: Tiếp theo đến “chiêng, ché,...”: Ý nghĩa của nhà rông.
- Phần 3: Tiếp theo đến “bầu đựng nước”: Miêu tả nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên.
- Phần 4: Còn lại: Ý nghĩa vĩnh cửu của nhà rông.
Hướng dẫn cách đọc Ngôi nhà chung của buôn làng
- Đọc toàn bài Ngôi nhà chung của buôn làng với giọng thong thả, chậm rãi.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài (rau dớn); đọc đúng các từ dễ phát âm sai.
- Luyện đọc cá nhân, đọc nối tiếp.
Xem thêm các bài đọc lớp 5 Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST