Lễ hội đèn lồng nổi lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)

Bài đọc Lễ hội đèn lồng nổi lớp 5 sách Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính, tóm tắt, bố cục và hướng dẫn cách đọc chi tiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Bài đọc: Lễ hội đèn lồng nổi

Lễ hội đèn lồng nổi tại Ha-oai được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999. Theo bà Sin-xô l-tô – người khởi xướng lễ hội – ánh sáng từ đèn lồng tượng trưng cho trí tuệ, nước tượng trưng cho tình yêu. Vì vậy, thả đèn lồng lên dòng nước là thể hiện hi vọng một thế giới tươi sáng hơn.

Lễ hội được bắt đầu với tiếng thổi pũ (một loại vỏ ốc biển của Ha-oai). Đặc sắc nhất lễ hội là nghi thức thả sáu chiếc đèn lồng chính mang lời cầu nguyện đến những nạn nhân của chiến tranh, những người gặp thiên tai, nạn đói hay bệnh tật. Lời cầu nguyện còn dành cho những loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Những chiếc đèn lồng toả sáng trên mặt nước cũng mang theo hi vọng sức khoẻ và bình an cho mọi người.

Lễ hội khép lại với hình ảnh hàng nghìn chiếc đèn lồng sáng lung linh, thả trôi trên biển cùng với những lời cầu nguyện, lời chúc.

Sau đó, đèn lồng sẽ được thu gom, làm sạch và cất giữ để dùng cho những năm sau.

Với thông điệp hướng tới thế giới hoà bình, ấm áp, mỗi năm, lễ hội thu hút hơn 50 000 người tham gia với hơn 6.000 chiếc đèn lồng được thắp sáng. Đây là dịp để người thân, bạn bè và cả những người không quen biết gắn bó với nhau trong sự chia sẻ, cùng mở lòng để đùm bọc và yêu thương.

Ngân Hương tổng hợp

Lễ hội đèn lồng nổi lớp 5 (trang 106, 107) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Nội dung chính Lễ hội đèn lồng nổi

Bài đọc giới thiệu về lễ hội đèn lồng nổi tại Ha-oai bao gồm người khởi xướng lễ hội, năm tổ chức lần đầu tiên, ý nghĩa của ánh sáng từ đèn lồng, mục tiêu của việc thả đèn lồng, các hoạt động chính và thông điệp của lễ hội.

Tóm tắt Lễ hội đèn lồng nổi

Lễ hội đèn lồng nổi tại Ha-oai được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999. Theo bà Sin-xô I-tô – người khởi xướng lễ hội – việc thả đèn lồng lên dòng nước là thể hiện hi vọng một thế giới tươi sáng hơn. Lễ hội được bắt đầu với tiếng thổi pũ. Phần đặc sắc nhất lễ hội là nghi thức thả sáu chiếc đèn lồng chính mang lời cầu nguyện đến những nạn nhân của chiến tranh, những người gặp thiên tai, nạn đói hay bệnh tậ, cho những loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Lễ hội khép lại với hình ảnh hàng nghìn chiếc đèn lồng sáng lung linh, thả trôi trên biển cùng với những lời cầu nguyện, lời chúc. Cuối cùng, đèn lồng sẽ được thu gom, làm sạch và cất giữ để dùng cho những năm sau.

Bố cục Lễ hội đèn lồng nổi

Văn bản Lễ hội đèn lồng nổi gồm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “tươi sáng hơn”: Giới thiệu một số thông tin về lễ hội đèn lồng nổi.

- Phần 2: Tiếp theo đến “cho mọi người”: Bắt đầu lễ hội và một số hoạt động đặc sắc diễn ra.

- Phần 3: Tiếp theo đến “cho những năm sau”: Kết thúc lễ hội.

- Phần 4: Còn lại: Ý nghĩa của lễ hội đèn lồng nổi.

Hướng dẫn cách đọc Lễ hội đèn lồng nổi

- Đọc được cả bài Lễ hội đèn lồng nổi với giọng thong thả.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình tiết quan trọng.

- Luyện đọc cá nhân, đọc nối tiếp.

Xem thêm các bài đọc lớp 5 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác