5+ Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích
Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích (mẫu 1)
- Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích (mẫu 2)
- Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích (mẫu 3)
- Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích (mẫu 4)
- Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích (mẫu 5)
Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích - mẫu 1
Bức tranh Đông Hồ mà em thích là "Cô Đôi Thượng Ngàn" (hay còn gọi là "Cô Đôi Thuở Xưa"). Đây là một trong những bức tranh nổi tiếng của làng Đông Hồ, nơi nổi tiếng với nghề vẽ truyền thống của Việt Nam.
Bức tranh này thường miêu tả cảnh hai người phụ nữ đang cùng nhau bước đi trên con đường dẫn lên ngọn núi cao. Hình ảnh của họ thường được vẽ trong trang phục truyền thống, đôi khi có cả những chiếc nón lá che mưa, tạo nên một bức tranh về sự đoàn kết và sự gan dạ của phụ nữ Việt Nam. Cảnh vật xung quanh thường được mô tả rất mộc mạc, với những ngọn núi, cây cỏ và đôi khi là những con thú nhỏ.
Em thích bức tranh này vì nó mang trong mình một thông điệp về sự gắn kết, lòng hiếu khách và sự chăm sóc lẫn nhau trong cộng đồng. Ngoài ra, màu sắc tươi sáng và hình ảnh dễ nhận biết của tranh cũng là những điểm khiến em ấn tượng.
Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích - mẫu 2
Bức tranh "Chọi trâu" là một trong những tác phẩm nghệ thuật dân gian tiêu biểu của làng tranh Đông Hồ, một làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam. Bức tranh này không chỉ phản ánh một phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
"Chọi trâu" được tổ chức hàng năm vào mùa xuân như một lễ hội truyền thống, nó không chỉ là một trò chơi mà còn là cơ hội để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Bức tranh khắc họa hình ảnh hai con trâu đang chọi nhau mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện sức mạnh, khí thế và tinh thần quật cường của loài vật này. Đồng thời, nó cũng tượng trưng cho ý chí và khát vọng vươn lên trong cuộc sống của con người.
Nghệ thuật tranh Đông Hồ được biết đến với việc sử dụng mực in tự nhiên từ các loại cây cỏ và giấy dó làm từ tre, nứa, mang lại cho tác phẩm một sắc thái màu sắc đặc trưng, gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống con người. Mỗi bức tranh không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một biểu tượng văn hóa, phản ánh quan niệm, tín ngưỡng và cuộc sống của người dân Việt Nam.
Bức "Chọi trâu" của làng Đông Hồ, qua cách thể hiện độc đáo và đầy tính biểu tượng, đã trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật dân gian quý giá, không chỉ giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn làm phong phú thêm di sản nghệ thuật Việt Nam.
Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích - mẫu 3
Nghe đến cái tên Đông Hồ là nhắc đến một ngôi làng xinh xắn nằm bên cạnh bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ nay là tỉnh Bắc Ninh cách thủ đô khoảng 35km. Đây là một trong những ngôi làng nổi tiếng về những bức tranh dân gian đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Căn cứ vào các gia phả trong làng thì tranh Đông Hồ xuất hiện muộn nhất là vào đời Lê, tức là cách đây khoảng 500 năm. Còn theo lịch sử của làng thì gia đình đã gắn bó với nghề lâu nhất ở đây là gia đình ông Nguyền Đăng Chế. Đến nay, gia đình ông đã có 20 đời làm nghề. Cả đại gia đình ông ba thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ.
Tranh Đông Hồ hấp dẫn, gần gũi với mọi người có lẽ là ở màu sắc, bố cục khuôn hình và đặc biệt là ở chất liệu tạo nên tranh hoàn toàn từ tự nhiên: từ bản khắc gỗ, giấy dó, lớp hồ điệp đến màu sắc. Giấy dùng in tranh là loại giấy dó mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ Con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Để có được một bức tranh đẹp. các màu in tranh thường được lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hoè. màu đỏ thẫm 13 từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trang là điệp... Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hóa chất hiện (làm như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc như tranh làm truyền thống. Đã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc sẽ phai nhạt, không bền màu.
Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
"Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều".
Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ở nhà Bác Cổ thỉnh thoảng sẽ đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bàn khắc tranh nữa! Nhà cụ Lừ bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc!
Trước kia, tranh Đông Hồ được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Trải qua những thăng trầm biến cố lịch sử, đã có lúc tranh Đông Hồ bị mai một, lãng quên nhưng ngày nay, giá trị tranh Đông Hồ đang được phục hồi. Không chỉ có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tranh Đông Hồ còn có giá trị kinh tế và giá trị du lịch to lớn. Dòng tranh dân gian tiêu biểu này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và thu hút được sự quan tầm của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Xã hội ngày càng phát triển, sẽ có nhiều loại tranh ra đời nhưng tranh Đông Hồ mãi là dòng tranh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Hãy chung tay góp sức để đẩy mạnh giá trị của loại tranh truyền thống này bạn nhé. Đặc biệt hãy tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu và đưa dòng tranh này tiếp cận với bạn bè Thế giới bạn nha!
Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích - mẫu 4
Bức tranh Em bé ôm gà có một em bé với khuôn mặt bầu bĩnh và rạng rỡ cùng con gà ngan béo mập mạp cho ta luồng sinh khí thịnh vượng. Câu đối chữ “Vinh hoa, phú quý” bên cạnh hình ảnh con gà – bông hoa cúc (kê – cúc) biểu trưng cho ước nguyện về một tương lai vinh quang và gặt hái nhiều thành công. Vẻ đẹp của bức tranh Đông Hồ Em bé ôm gà được thể hiện với bố cục ấn tượng, hài hòa và cân đối.
Tìm hiểu và giới thiệu với người thân về một bức tranh Đông Hồ mà em thích - mẫu 5
Bức tranh Đánh ghen sử dụng đường nét và tỉ lệ hình ảnh theo cách rất tinh tế và hợp lý, thể hiện bản năng nghệ thuật và cảm thức về sự sáng tạo và dí dỏm. Trong bức tranh, chúng ta thấy một bà vợ xắn váy quai cồng đến, cầm kéo đòi cắt tóc cô nhân tình được vẽ hớ hênh, thái độ thách thức và chanh chua với bộ ngực trần. Ông chồng bị bắt quả tang rõ rành rành nhưng không chịu ăn năn, tay vẫn giữ chặt bộ ngực trần của cô nhân tình, ôm cô nhân tình vào lòng để bảo vệ, trong khi tay kia cố gắng hòa hoãn với bà vợ. Cả bức tranh là một dư vị bi hài và mang tính chất muôn thuở về cuộc sống “chồng chung vợ chạ” trong các gia đình khá giả.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:
- Dựa vào nội dung bài đọc "Tháng Năm”, đặt câu ghép theo từng yêu cầu sau: Nói về sự thay đổi của cảnh vật vào tháng Năm, Nói về ý nghĩa của tháng Năm đối với bạn nhỏ
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về cuộc sống thanh bình ở quê hương em, trong đó có ít nhất một câu ghép
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) về một loài cây hoặc một loài hoa mà em thích, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngũ
- Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một ngày hội được tổ chức ở trường em
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST