Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp trên 20 đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 1)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 2)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 3)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 4)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 5)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 6)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 7)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 8)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (mẫu 9)
- Đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện (các mẫu khác)
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 1
Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 2
Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh!
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 3
Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 4
Nhân vật cô hoa cúc áo là nhân vật mà em có tình cảm yêu mến nhất trong câu chuyện Hoa cúc áo của Trần Đức Tiến. Nhân vật này xuất hiện với sự mờ mịt về nguồn gốc, bởi chẳng ai biết cô đến từ đâu và đến từ khi nào. Chỉ là vào một sáng sớm, cụ giáo cóc chợt nhận ra cô đã dọn về định cư ở xóm Bờ Giậu. Em yêu thích cô hoa cúc áo, là bởi sự giản dị và mộc mạc, khiêm nhường của cô. Với một thân hình mảnh mai và những chiếc lá non xanh bé xíu, cô hoa cúc áo khép nép đứng một bên con đường mòn, gần như lẫn cả vào với đám cỏ dại. Thế nhưng cô chẳng than phiền hay đòi hỏi gì về một phần đất rộng hơn, hay mái nhà rộng rãi. Tính cách hiền dịu ấy làm em cũng như cư dân xóm Bờ Giậu yêu quý cô. Tuy nhiên, phải khi mùa xuân đến, cô hoa cúc áo mới thực sự để mọi người trông thấy hình dáng đẹp nhất của mình. Cô phô bày vẻ lộng lẫy khác hẳn thường ngày qua những bông hoa vàng rực ngát hương thơm. Giờ đây, chẳng ai có thể lẫn cô với đám cỏ dại được cả. Vẻ đẹp ấy còn khiến cho anh dế còm làm thơ ngay trong một buổi sáng cơ mà. Sự lột xác thần kì từ một cây hoa bình thường trong vạt cỏ dại, hóa thân thành nàng hoa nổi bật nhất xóm Bờ Giậu của cô hoa cúc áo thật là ấn tượng và thú vị. Nhờ cách miêu tả tinh tế và nhân hóa thú vị các cây cỏ, con vật của tả giả Trần Đức Tiến, mà em đã được nhìn nhận thế giới loài hoa cỏ và con vật một cách mới mẻ và sinh sộng hơn.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 5
Trong tất cả các tác phẩm em được học, em ấn tượng nhất với bầu trời trong tác phẩm Bầu trời. Tác phẩm đã miêu tả chi tiết về bầu trời và tác dụng của bầu trời. Em ấn tượng nhất là màu sắc của bầu trời được miêu tả trong bài. Bầu trời có màu xanh vào ban ngày và màu đen vào ban đêm. Tùy thuộc vào thời tiết mà bầu trời sẽ có những màu sắc khác nhau. Khi mặt trời chiếu vào bầu không khí có nhiều hơi nước sau cơn mưa chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh cầu vồng bắc ngang trời. Qua bài đọc còn giúp em thấy được tầm quan trọng của bầu trời đối với con người. Nhờ có bầu trời bao quanh trái đất nên cung cấp không khí cho con người, cho muôn vật và cây cối. Qua bài thơ em càng có ý thức hơn về giữ gìn và bảo vệ môi trường để bầu trời luôn trong xanh.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 6
Em rất yêu thích nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học tuần trước. Bạn nhỏ đã học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng. Hay với một cậu bé chỉ trong độ tuổi mới lớn để biết cách biến khiếm khuyết của người khác bằng sự đồng cảm, biểu lộ sự cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh bằng tất cả tấm lòng, những điều chân thật nhất xuất phát từ trái tim mong manh.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 7
Đọc câu chuyện Yết Kiêu, em rất khâm phục và ngưỡng mộ tài năng bơi lặn phi thường và sự mưu trí, dũng cảm của vị danh tướng nhà Trần này. Khả năng bơi lặn của ông giỏi tới mức người ta tưởng như ông đang đi bộ trên mặt nước, và có thể ở liên tiếp sáu, bảy ngày dưới nước mới lên. Ngoài ra, ông còn rất dũng cảm khi xin vua nhà Trần ra biển lặn xuống đục tàu của quân Nguyên xâm phạm nước ta trên biển Vạn Ninh chỉ với cây búa và chiếc dùi sắt. Khi bị địch bắt, ông còn rất thông minh và khảng khải, dọa địch rằng nước ta có cả trăm nghìn người có khả năng đi lại, sống dưới nước. Em cũng rất thích sự cơ trí của ông Yết Kiêu khi nhân lúc địch vô ý mà ông đã nhảy xuống biển để trốn thoát. Nhờ có tài năng bơi lặn phi phàm và sự nhạy bén của ông mà bờ cõi giang sơn nước ta được bình yên.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 8
Em cảm nhận nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi ngựa có tình yêu thương mẹ tha thiết và trí tưởng tượng phong phú. Em ước mơ được đi đến mọi miền đất nước: từ miền trung du xanh ngắt, đến những cao nguyên đất đỏ phì nhiêu, băng qua cánh rừng đại ngàn hay những triền núi đá... Nhưng dù đi xa đến đâu, tình yêu, nỗi nhớ mẹ sẽ giúp "chú ngựa con" - nhân vật bạn nhỏ tìm đường về bên mẹ dấu yêu.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 9
Đọc bài thơ Quả ngọt cuối mùa của Võ Thanh An, nhân vật người bà đã khiến em vô cùng xúc động và yêu mến. Người bà ấy xuất hiện qua các cụm từ như “tóc sương da mồi”, “chống gậy ra trông”. Những chi tiết đó đủ để em hiểu được người bà đã khá lớn tuổi rồi. Và điều khiến em vô cùng xúc động ở bà, chính là tình yêu thương, quan tâm mà bà dành cho con cháu. Bà đã gìn giữ, để dành những quả cam ngon nhất cho con cháu của mình. Để làm được điều đó, mà phải tất bật lo lắng sương giá làm hỏng quả, lo lắng chim ăn mất trái ngon. Tình cảm của bà gói gọn trong những quả cam chín thơm ngọt ấy. Có phần ngon, bà luôn nghĩ ngay đến con cháu của mình, luôn muốn dành cho con cháu những điều tốt đẹp nhất. Sự yêu thương, quan tâm mộc mạc, chân chất ấy của bà khiến em rất cảm động. Những người cháu của bà thật may mắn và hạnh phúc khi có một người bà tuyệt vời như thế. Đọc bài thơ Quả ngọt cuối mùa, em cũng nhớ đến bà của em. Bà cũng luôn yêu thương và hi sinh cho các cháu như người bà trong bài thơ.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 10
Nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông Bụt đã đến của Võ Thu Hương, là nhân vật văn học mà em đặc biệt ấn tượng. Ông nhạc sĩ ấy không được miêu tả cụ thể về một đặc điểm ngoại hình hay tính cách nào cả. Ông ấy chỉ xuất hiện với những suy nghĩ và hành động trực tiếp mà thôi. Nhưng chỉ như vậy cũng đủ để khắc họa nên một nhân vật có trái tim ấm áp. Ông nhạc sĩ ấy rất yêu làm vườn, bởi vậy ông có những chậu hoa lan nở đẹp rực rỡ, khiến mọi người phải xuýt xoa. Một hôm nọ, bé Mai vô tình làm gãy nhành lan của ông và cô bé đã rất ăn năn, hối lỗi về hành động của mình. Đứng trước hình ảnh cô bé nức nở thì thầm lời xin lỗi trước cửa nhà, ông nhạc sĩ đã chọn tha thứ cho cô bé và không hề buông một lời trách phạt nào cả. Không chỉ vậy, ông còn có một hành động khiến em vô cùng kinh ngạc. Đó là âm thầm đổi một chậu lan mới thay cho chậu hoa bị gãy kia. Điều đó đã khiến bé Mai nghĩ rằng chậu hoa đã được ông Bụt làm phép sống lại, và cười rất sung sướng. Hành động ấy của ông nhạc sĩ đã đổi lại nụ cười và niềm vui sướng cho một tâm hồn trong sáng. Điều đó đã khắc họa nên tấm lòng vị tha, cao thượng và nhân hậu của ông. Có lẽ chính ông đã thực sự trở thành một ông Bụt thực sự giữa cuộc sống này. Đó chính là điều khiến em yêu quý và ấn tượng về nhân vật này ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện Ông Bụt đã đến.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 11
Đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, em rất ấn tượng và có nhiều cảm xúc đặc biệt dành cho nhân vật Lượm. Lượm là một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, hồn nhiên và nhí nhảnh. Cách Lượm xuất hiện với hai má đỏ bồ quân, với chiếc mũ ca lô đội lệch, vừa đi vừa nhảy chân sáo, vừa huýt sáo vang khiến em như nhìn thấy một em bé hàng xóm đang đi chơi vậy. Thế nhưng không phải Lượm đang đi chơi đâu, đó là cậu đang làm nhiệm vụ đấy. Công việc của Lượm là đưa tin qua các vùng chiến trận nên hết sức nguy hiểm và gian nan. Ấy vậy mà một cậu bé nhỏ con như thế vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhưng rồi một ngày nọ, Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ. Sự ra đi ấy kết thúc một cuộc đời quá ngắn ngủi của chú bé ấy. Đọc đến khổ thơ đó, tiếng súng “Đoàng” cướp đi sinh mệnh Lượm cũng khiến lồng ngực em nhói lên vì sự xót xa, thương tiếc cho cậu bé ấy. Thật đau đớn biết bao khi chú bé phải ra đi khi còn quá nhỏ, khi tương lai phía trước còn rất dài. Sự ra đi ấy đã góp phần làm nên mùa xuân, tương lai cho đất nước. Em rất xúc động và biết ơn Lượm bởi cậu đã dũng cảm hi sinh bản thân mình vì độc lập tự do của tổ quốc.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 12
Đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật chính của truyện - Dế Mèn. Anh có vẻ ngoài cao lớn, đẹp mã, sức mạnh vượt trội. Với tính cách ngạo mạn, phách lối của mình, anh đã không ít lần gây ra tai họa cho kẻ khác yếu thế hơn. Trải qua nhiều lần nguy hiểm, chàng dế mèn đã rút ra được nhiều bài học và trở nên trưởng thành, chín chắn, không còn thói phách lối như xưa. Bằng trí tưởng tượng phong phú và biện pháp nhân hóa, tác giả Tô Hoài đã khiến cho thế giới của các loài côn trùng trở nên thật sinh động, hấp dẫn.
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc - mẫu 13
Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Chia sẻ cùng bạn nhưng hoạt động thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở trường hoặc nơi em sống
- Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê.
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về cảnh đẹp hoặc tình cảm của em với quê hương.
- Sáng tác 4 - 6 dòng thơ hoặc viết 2 - 3 câu văn về một cảnh đẹp mà em thích vào sổ tay.
- Nói những điều em yêu thích về trường, lớp mình
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST