Bài 5: Cô bé ấy đã lớn - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 5: Cô bé ấy đã lớn sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 5.
Đọc: Cô bé ấy đã lớn trang 26, 27
* Nội dung chính Cô bé ấy đã lớn:
Văn bản nói về những mong ước của bốn bạn nhỏ khi cây sấu còn nhỏ và những hành động, suy nghĩ của các bạn khi cây sấu ấy đã lớn.
* Khởi động
Câu hỏi trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Kể về một kỉ niệm vui của em với bạn bè.
Trả lời:
Nhà Lan có một cây xoài rất nhiều quả, khi mùa hè đến chúng em thường chọn những chùm hoa xoài cho riêng mình, sau đó cá nhau rằng khi xoài lớn chùm hoa xoài của ai sẽ ra nhiều quả hơn. Chùm hoa xoài của ai ra được nhiều quả nhất sẽ thắng và được bà của Lan tặng thêm một quả xoài mang về.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Cô bé ấy đã lớn
Bố của Phương mới trồng một cây sấu. Một lần, các bạn đến nhà Phương chơi. Trông thấy cây sấu nhỏ xinh trong vườn, cả bọn trầm trồ bàn tán. Ai cũng ao ước cây sấu lớn thật mau, cho thật nhiều quả. Mai ước
– Tớ sẽ làm sấu dầm...
– Thế ăn một mình à? Không cho bọn tớ ăn với à? – Hoa nói.
– Không cho – Mai nửa đùa nửa thật.
– Tớ sẽ làm ô mai sấu! – Hoa hăm hở. – Tớ cũng không cho các cậu. – Tớ sẽ hái hết trước các cậu. – Cường vừa nói vừa làm bộ ôm mặt khóc.
Phương bực bội:
– Tớ sẽ không cho ai vào nhà, thế là hết cả sấu dầm với ô mai sấu! Một mình tớ sẽ tha hồ hải.
Hai năm trôi qua, cây sấu đã cao lớn, tán xoè rộng che mắt một góc vườn. Những con mắt lá biếc xanh trong nắng và những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện.
Đang kì hoa sấu nở rộ thì gặp bão. Suốt đêm mưa gió gào thét. Sáng ra, đầy sân trắng hoa sấu. Nhưng giữa những vòm lá rậm tít trên cao, sấu vẫn giữ lại được mấy chùm quả nhỏ xíu.
Một sớm, vừa bước ra vườn, Phương sửng sốt khi thấy mấy chùm sấu đã chín. Những chùm quả vàng tươi trong kẽ lá nhắc Phương nhớ đến câu chuyện hai năm trước. Hôm ấy, vừa tới lớp, Phương đã ríu rít:
– Mai ơi! Hoa ơi! Cường ơi! Cuối tuần sang nhà tớ hái sấu nhé! Sáng thứ Bảy, bố giúp Phương và các bạn hái sấu. Phương chọn những quả ngon nhất để dành cho mẹ và bé Lan.
Vừa “ăn dè" từng miếng sấu chín, các bạn vừa vui vẻ ôn lại chuyện ngày trước. Tất cả đều tự cười mình thật là “trẻ con”.
(Trần Hoài Dương)
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Các bạn cùng ao ước điều gì khi trông thấy cây sấu? Vì sao?
Trả lời:
Khi trông thấy cây sấu các bạn đều nghĩ sẽ hái, làm món mình thích và không cho các bạn của mình. Vì các bạn còn nhỏ mà chỉ muốn giữ nó cho riêng mình.
Câu 2 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những chi tiết nào cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ rất thú vị?
Trả lời:
Chi tiết cho thấy cuộc nói chuyện của các bạn rất thú vị là:
“Mai ước:
– Tớ sẽ làm sấu dầm...
– Thế ăn một mình à? Không cho bọn tớ ăn với à? – Hoa nói.
– Không cho! – Mai nửa đùa nửa thật.
– Tớ sẽ làm ô mai sấu! – Hoa hăm hở. – Tớ cũng không cho các cậu. –Tớ sẽ hái hết trước các cậu. – Cường vừa nói vừa làm bộ ôm mặt khóc.
Phương bực bội.
– Tớ sẽ không cho ai vào nhà, thế là hết cả sấu dầm với ô mai sấu!
Một mình tớ sẽ tha hồ hái!
Câu 3 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm.
Trả lời:
Từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm: cao lớn, tán xòe rộng, nụ hoa đầu tiên rụt rè, ….
Câu 4 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Phương làm gì khi thấy mấy chùm sấu đã chín?
Trả lời:
- Khi thấy mấy chùm sấu đã chín Phương đã nhớ đến các bạn và rủ các bạn sang nhà hái sấu.
Câu 5 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Theo em, vì sao bài đọc có tên là “Cô bé ấy đã lớn”?
Tìm đáp án đúng:
- Vì bài đọc cho biết Phương đã cao lớn hơn rất nhiều.
- Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã cao lớn hơn.
- Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ.
- Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã thêm hai tuổi.
Trả lời:
Chọn đáp án: Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ.
Lúc còn nhỏ khi các bạn tranh giành nhau về việc hái và làm gì từ quả sấu Phương đã bực bội và không muốn cho ai hái. Nhưng khi lớn, cô bé đã trưởng thành và có suy nghĩ hơn nên đã rủ các bạn đến hái sấu cùng.
Luyện từ và câu: Động từ trang 28
Câu 1 trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong thau.
Trần Đăng Khoa
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường
Xuân Quỳnh
Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
Theo Lưu Quang Vũ
a. Từ chỉ hoạt động của người, vật.
b. Từ chỉ trạng thái của người, vật.
Trả lời:
a. Từ chỉ hoạt động của người, vật: nổi lửa, vấn, xách điếu, đi cày, tát nước; tìm về; tung lưới, bắt cá, nở,…
b. Từ chỉ trạng thái của người, vật: buồn, nhớ,…
* Ghi nhớ: Động từ là từ chỉ hoạt động hoặc chỉ trạng thái của sự vật.
Câu 2 trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm động từ chỉ hoạt động, trạng thái của mỗi sự vật trong hình.
Trả lời:
- Hình 1: bay, dừng…
- Hình 2: nở, đung đưa…
- Hình 3: hót, bay, đậu…
- Hình 4: mọc, lặn…
Trả lời:
- Những chú chim đang hót líu lo trên cành cây.
- Những bông hoa đang đua nhau nở trong vườn.
- …
Viết trang 29: Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện
Câu hỏi 1 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người?
Trả lời:
Em đã nghe câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm như Hai Bà Trưng, ca ngợi trí thông minh của con người như Thử tài, Món quà tặng cha.
Câu hỏi 2 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chia sẻ với bạn về một câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:
a. Câu chuyện có những nhân vật nào?
b. Diễn biến của câu chuyện ra sao?
c. Những việc làm nào của nhân vật thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh?
Trả lời:
Ví dụ câu chuyện: Hai Bà Trưng
a. Nhân vật: Trưng Trắc, Trưng Nhị
b. Diễn biến:
- Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng.
- Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà Trưng chờ thời cơ để phất cờ khởi nghĩa.
- Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.
- Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.
c. Những việc làm của nhân vật thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh là: đứng lên phất cờ khởi nghĩa.
Câu hỏi 3 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện.
Trả lời:
Các sự việc chính của câu chuyện là:
- Sự việc 1: Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng.
- Sự việc 2:Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo.
- Sự việc 3: Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.
- Sự việc 4: Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh.
Trả lời:
Câu chuyện: Hai Bà Trưng
- Đoạn mở bài gián tiếp: Đất nước ta từ xưa đến nay đã sinh ra không kể hết những vị anh hùng hào kiệt lừng lẫy. Trong đó không phân biệt người già người trẻ, người trai, người gái. Ai ai cũng tài giỏi, xuất chúng. Tuy nhiên, em vẫn dành nhiều hơn sự kính trọng của mình cho hai vị nữ vương mạnh mẽ của nước ta: Hai Bà Trưng. Và để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau nghe câu chuyện “Hai Bà Trưng”.
- Đoạn kết bài mở rộng: Tấm gương của Hai Bà Trưng đã khiến em vô cùng kính nể và ngưỡng mộ. Em quyết sẽ học tập, rèn luyện thật chăm chỉ để xứng đáng với những gì mà hai bà và những người anh hùng khác đã hi sinh cho tổ quốc.
Vận dụng
Câu hỏi 1 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1:Thi kể tên món ăn làm từ hoa quả.
M: sấu dầm, trà hoa cúc.
Trả lời:
Những món ăn làm từ hoa, quả:
- Thạch sữa dừa
- Sinh tố cam
- Chè bưởi
- …
Câu hỏi 2 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nói 2-3 câu về một món ăn em thích.
Trả lời:
Em rất thích món bánh trôi. Vỏ bánh được làm từ bột gạo. Nhân bánh được làm từ đường đỏ, hoặc đậu xanh. Bánh sẽ được nặn thành những viên tròn. Sau đó bánh được cho vào luộc. Bánh có vị ngọt thơm, rất hấp dẫn.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 7: Sắc màu
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Mùa thu
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 1: Về thăm bà
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 2: Ca dao về tình yêu thương
- Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Quả ngọt cuối mùa
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST