Chia sẻ cùng bạn những hoạt động thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở trường (3 mẫu)

Tổng hợp trên 20 đoạn văn Chia sẻ cùng bạn những hoạt động thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở trường hoặc nơi em sống hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Chia sẻ cùng bạn những hoạt động thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở trường - mẫu 1

Lễ hội đua thuyền là một lễ hội đặc trưng mang hồn cốt dân tộc Việt Nam. Em đã có lần được xem lễ hội đua thuyền vô cùng đặc sắc. Lễ hội được tổ chức trong khuôn viên có một chiếc hồ lớn phù hợp để diễn ra. Những chiếc thuyền rồng bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo và sơn màu rực rỡ. Có chiếc màu vàng, có chiếc màu đỏ, có chiếc lại màu xanh, tùy vào sở thích của mỗi đội. Những người điều khiển thuyền cũng mặc những bộ quần áo đặc trưng và vô cùng rực rỡ. Khi người phất cờ báo tín hiệu các đội bắt đầu cuộc đua. Thì những cánh tay khỏe mạnh bắt đầu gồng lên để chèo lái chiếc thuyền về phía trước. Thoăn thoắt, những chiếc thuyền lao lên phía trước. Cuộc đua diễn ra vô cùng gay cấn vì các đội vô cùng ngang sức ngang tài. Nhưng cuối cùng cũng có đội nhỉnh hơn và dành chiến thắng. Sau đó, tất cả đều nở nụ cười vì đây chỉ là cuộc chơi và họ đã cố gắng hết mình. Đua thuyền là cần tinh thần đồng đội cao, nỗ lực của tất cả mọi người. Lễ hội đua thuyền không chỉ mang tính giải trí mà nó còn mang giá trị nhân văn và dạy dỗ sâu sắc cho mỗi chúng ta.

Chia sẻ cùng bạn những hoạt động thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở trường - mẫu 2

Lễ hội đấu vật của quê em thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại lần lượt được diễn ra, cuối cùng hai đô vật mạnh nhất đã bước vào trận chung kết. Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi có màu sắc khác nhau để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm dò đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng. Bỗng nhiên, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương, để giành chiến thắng. Sau đó là phần trao giải thưởng. Những tiếng vỗ tay chúc mừng vang lên. Buổi thi đấu đã kết thúc nhưng khiến cho người em cảm thấy vô cùng thích thú.

Chia sẻ cùng bạn những hoạt động thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở trường - mẫu 3

Vào ngày rằm tháng giêng, em được theo bà tham gia hội xuân do làng em tổ chức.

Hội xuân được tổ chức ở đình làng. Từ mấy ngày hôm trước, mọi người đã trang trí và chuẩn bị sẵn các dụng cụ để ngày hội được diễn ra suôn sẻ. Vì thế, khi em và bà đến nơi, đình làng đã thay đổi bộ dáng hoàn toàn, với những câu đối, tấm vải màu sắc sặc sỡ, tươi vui. Dọc lối đi, còn được đặt các chậu cúc vàng tươi. Các cửa nhỏ thì đặt các bình hoa mai vàng, hoa đào hồng thắm nữa. Trông tràn đầy sức sống. Mọi người đến chơi hội ai cũng mặc thật đẹp và tươm tất. Các chiếc áo dài, áo tứ thân được mặc nhiều hơn cả. Không ai bảo ai, mọi người tự chọn chỗ rồi ngồi xuống, nghe lời phát biểu của trưởng làng. Những lời chúc tụng thật ý nghĩa và chân thành khiến ai cũng vỗ tay vui mừng. Sau đó, mọi người tản ra tham gia các hoạt động khác nhau. Nơi thì nhảy sạp, bên thì đánh đu, góc thì ném pao… Sân bày bán các món ngon, đồ chơi, đồ kỉ niệm… cũng tấp nập không kém. Khắp nơi đều là tiếng cười, tiếng nói, rộn ràng vui tươi.

Lễ hội xuân là ngày hội vô cùng ý nghĩa. Nó đem lại niềm vui và tạo nguồn năng lượng để cho người dân chuẩn bị bước vào một năm làm việc phía trước.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: