Bài 25: Những bậc đá chạm mây Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 25: Những bậc đá chạm mây sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 25.
Đọc: Những bậc đá chạm mây trang 112, 113
Nội dung chính Những bậc đá chạm mây:
Dân làng chài sau một lần bị cuốn hết thuyền bè, ngư cụ, bèn chuyển lên núi Hồng Lĩnh sống. Núi cao và hiểm trở, khiến việc đi lại của người dân rất mất thời gian. Ông cố Đương nảy ý định ghép đá làm bậc thang lên núi để đi nhanh hơn. Người dân lúc đầu can ngăn, nhưng khi thấy thành quả của cố Đương thì rất khâm phục. Người dân cảm kích bằng cách đặt tên ông là cố Ghép, con đường vượt núi mang tên Truông Ghép
* Khởi động:
Câu hỏi trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể về một người mà em cảm phục.
Trả lời:
- Em rất cảm phục Bác Hồ Chí Minh. Bác đã dũng cảm lãnh đạo Việt Nam cứu nước giành độc lập dân tộc. Em cần phải học hỏi ở Bác đức tính chăm chỉ, cần cù học tập.
Văn bản: Những bậc đá chạm mây
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.
b. Vì vùng biển gắn bó thường xuyên có bão lớn.
c. Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất.
Trả lời:
- Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi.
Câu 2 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
Trả lời:
- Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông muốn mọi người khỏi đi xa vất vả, muốn tìm con đường lên núi ngắn nhất.
Câu 3 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Công việc làm đường của cố Đương rất nặng nhọc: ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Có vượn và chim luôn ở cạnh động viên ông. Sau này, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Công việc này phải mất tới 5 năm để hoàn thành.
Câu 4 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
Trả lời:
- Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nhằm tôn vinh việc làm của cố Đương. Cố Đương đã làm một việc khiến cho người dân không còn vất vả. Điều này khiến cho người dân vui mừng, sung sướng mà ngỡ “lên tiên”, mơ ước về thứ xa vời là bậc thang đá được thành hiện thực.
Câu 5 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.
Trả lời:
Tôi là người dân cùng làng với cô Đương. Ông là vị lão có tiếng ở vùng bởi tính cần cù, không ngại khó. Sau một lần bão cuốn mất ngư cụ, làng tôi tưởng chừng không sống nổi với nghề kiếm củi vì đường lên núi quá xa. Dù rất muốn có đường đi nhanh hơn, nhưng cách ghép đá của cố Dương làm tôi bán tín bán nghi. Liệu có dễ dàng mà làm được? Ấy vậy mà sau này, thấy lão làm được những bậc thang đầu tiên tôi rất bất ngờ. Thấy có vẻ đúng ý lão nói, tôi liền ra tay giúp sức. Cho tới năm năm sau, làng tôi đã có con đường ước mơ mang tên Truông Ghép, là cách để cảm ơn với cố Đương, hay cố Ghép của làng tôi.
Nói và nghe: Kể chuyện Những bậc đá chạm mây trang 114
Câu chuyện: Những bậc đá chạm mây
Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Cuộc sống đang yên lành, bỗng một trận bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè. Dân Xóm chài hết đường sinh sống, đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Những sườn núi phía họ ở dụng đúng, bà con phải đi đuông văng rất xa.
Bấy giờ trong xóm có một ông lão nghèo. Người ta gọi ông là cố Đương vị hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Thấy lên núi phải đi đường vòng, ông bàn với mọi người ghép đã thành bậc thông vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn. Ai nấy đều lắc đầu bảo việc ấy khó lắm, không làm được.
Những cố Đương vẫn tìm cách làm đường. Công việc nặng nhọc không khiến ông son lòng. Thấy ông đối, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau, nhiều người trong xóm tinh nguyện đến làm cũng.
Sau năm lăn sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành. Nhờ đó, mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cỏ Xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố
Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Truông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Câu 1 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 3: Quan sát các tranh minh hoạ, nói về sự việc trong từng tranh.
Trả lời:
- Bức tranh thứ 1: Một ngày mưa bão, gió to sóng lớn cuốn trôi mất thuyền bè, chài lưới của dân làng chài.
- Bức tranh thứ 2: Người dân đi kiếm củi mưu sinh. Song, con đường lên núi Hồng Lĩnh rất xa và bất tiện.
- Bức tranh thứ 3: Cố Đương thấy bà con vất vả, liền nảy ý định ghép đá thành bậc thang đi lên núi.
- Bức tranh thứ 4: Dân trong làng thấy ý tưởng cố Đương hiệu quả, ra tay giúp sức để làm đường lên núi từ việc ghép đá.
Câu 2 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
- Bức tranh thứ 1: Dưới chân núi Hồng Lĩnh khi xưa có một xóm nhỏ sống bằng nghề đánh cá. Một ngày mưa bão, gió to sóng lớn cuốn trôi mất thuyền bè, chài lưới của dân làng chài.
- Bức tranh thứ 2: Dân làng chỉ còn cách lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Song, sườn núi Hồng Lĩnh dựng đứng hiểm trở, bà con phải đi đường vòng rất xa.
- Bức tranh thứ 3: Cố Đương là người sống ở làng, thấy bà con vất vả liền nảy ý định ghép đá thành bậc thang đi lên núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Có vượn và chim luôn ở cạnh động viên ông.
- Bức tranh thứ 4: Sau này, dân trong làng thấy ý tưởng cố Đương hiệu quả, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Công việc này phải mất tới 5 năm để hoàn thành. Sau này con đường mang tên Truông Ghép, như một cách tri ân cố Đương, hay cố Ghép.
Viết trang 114, 115
Câu 1 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe – viết: Những bậc đá chạm mây (từ Trong xóm đến bậc thang vượt núi).
Trả lời:
Những bậc đá chạm mây
Trong xóm, có ông lão luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của gi. Vì thế, mọi người gọi ông là cố Đương. Thấy mọi người đi xa vất vả, cố Đường một mình bám đá, leo cây, tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ông bàn với bà con ghép đá thành bậc thang vượt núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm.
* Chú ý cách viết:
- Học sinh chú ý nghe giáo viên đọc rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- Cách trình bày viết đoạn văn: các câu nối tiếp nhau, sau mỗi câu là dấu chấm câu và viết hoa chữ cái đầu của câu tiếp theo.
- Tên người cần phải viết hoa chữ cái đầu: cố Đương.
Câu 2 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.
b. Quan sát tranh, tìm từ ngữ có tiếng chứa ăn hoặc ăng.
Mẫu: rặng tre
Trả lời:
a.
Buổi sáng ó o
Gà trống gọi đấy
Mặt trời mau dậy
Đỏ xinh câu chào
Buổi trưa trên cao
Mặt trời tung nắng
Đùa cùng mây trắng
Ú oà ú oà.
Buổi chiều hiền hoà
Dung dăng dung dẻ
Mặt trời thỏ thẻ
Chẳng về nhà đâu
b. Từ ngữ có tiếng chứa ăn hoặc ăng trong tranh là: con rắn, con trăn, thằn lằn, búp măng,
Câu 3 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm thêm các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng).
Trả lời:
- Các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch, tr (hoặc chứa ăn, ăng): mặt trăng, tung tăng, khăn quàng, che chở, chúm chím, đi chơi, trung thu, miếng trầu, cái chuông.
* Vận dụng:
Câu hỏi trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại một vài chi tiết em yêu thích trong câu chuyện Những bậc đá chạm mây cho người thân nghe.
Trả lời:
Công việc bê đá quả thực rất khó khăn. Đá ta thường thấy là đá viên nhỏ, còn đá mà cố Đương mang là đá tảng, đặc và rất nặng. Cố Đương là người bày ra ý tưởng, dù biết là gian nan nhưng ông không bỏ cuộc. Thậm chí, sức khoẻ và sự cống hiến của ông còn lôi kéo cả được những người dân khác trong làng. Quả thực ta khâm phục với sức khoẻ của một ông lão.
Bài giảng: Bài 25: Những bậc đá chạm mây - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 26: Đi tìm mặt trời
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 27: Những chiếc áo ấm
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 28: Con đường của bé
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 29: Ngôi nhà trong cỏ
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 30: Những ngọn hải đăng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)