Bài 21: Tia nắng bé nhỏ Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 21: Tia nắng bé nhỏ sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 21.
Đọc: Tia nắng bé nhỏ trang 97, 98
Nội dung chính Tia nắng bé nhỏ:
Bà của Na già yếu, Na vì thế rất thương bà. Bà rất thích nắng nhưng phòng bà nắng không thể chiếu tới. Dạo chơi trên đồng cỏ, Na reo lên khi thấy nắng chiếu trên vạt áo mình: “Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà!”. Bà xúc động, an ủi và thấy được cả nắng trong ánh mắt, nắng cả lên mái tóc Na. Na không hiểu nhưng thấy bà vui, Na hàng ngày đều dạo chơi trong vườn rồi đem nắng tới bên bà.
* Khởi động:
Câu hỏi trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 3: Quan sát tranh, đoán xem bạn nhỏ đang làm gì.
Trả lời:
- Bạn nhỏ đang dạo chơi trên đồng cỏ với ánh nắng mặt trời.
Văn bản: Tia nắng bé nhỏ
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao bà nội của Na khó thấy được nắng?
Trả lời:
- Bà nội của Na không thể nhìn thấy nắng vì bà già yếu, đi lại rất khó khăn, phòng ngủ của bà lại ở hướng nắng không chiếu tới được.
Câu 2 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 3: Na nghĩ ra cách nào để mang nắng cho bà?
Trả lời:
- Na nghĩ ra cách: dạo chơi ngoài vườn cho nắng chiếu lên vạt áo, rồi bắt nắng trên vạt áo gói vào phòng cho bà.
Câu 3 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 3: Na có mang được nắng cho bà không? Vì sao?
Trả lời:
- Na không mang được nắng cho bà. Vì nắng là ánh sáng của mặt trời, vốn không thể “bắt” được như Na nghĩ.
Câu 4 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 3: Câu nói của bà cho em biết điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em
a. Bà hiểu tình cảm của Na
b. Bà không muốn Na buồn.
c. Bà rất yêu Na.
Trả lời:
- Câu nói của bà cho em biết bà hiểu tình cảm của Na. Bà biết Na không nói dối và biết cả được tâm hồn trong sáng, vô tư của Na về ý định bắt nắng. Phải yêu và chiều bà lắm, Na mới có thể nghĩ ra ý định táo bạo như vậy được!
Câu 5 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nếu là Na, em sẽ làm gì để giúp bà nhìn thấy nắng?
Trả lời:
- Nếu là Na, em sẽ chụp ảnh nắng trải đầy trên vườn cho bà xem. Hoặc xin dìu bà ra trước sân nhà để nhìn thấy nắng chiếu trong vườn.
Nói và nghe: Kể chuyện Tia nắng bé nhỏ trang 98, 99
Câu chuyện: Tia nắng bé nhỏ
Bà nội của Na đã già yếu. Bà đi lại rất khó khăn.
Ngôi nhà của Na nằm trên một ngọn đồi. Hắng ngày, nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước nhà tạo thành những vệt sáng lóng lánh rất đẹp. Nhưng phòng ngủ của tất cả mọi người trong gia đình lại ở phía không có nắng. Bà nội rất thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.
Một buổi sáng, khi đang dạo chơi trên đồng cỏ, Na cảm thấy nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo. Cô bé vui mừng reo lên
- Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà!
Nghĩ vậy, cô bé chạy ùa vào phòng bà:
- Bà ơi! Bà nhìn này! Cháu mang ít nắng về cho bà đây! – Cô bé reo lên và xổ vạt áo ra nhưng chẳng có tia nắng nào ở đó cả.
- Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu đấy, và rực lên trên mái tóc của cháu đây này! – Bà nội trìu mến nhìn cô bé.
Na không hiểu được tại sao nắng lại chiếu từ mắt mình nhưng cô bé rất mừng vì làm cho bà vui. Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.
(Theo Hà Yên)
Câu 1 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nêu nội dung từng tranh.
Tia nắng bé nhỏ
Trả lời:
- Bức tranh thứ 1: Bà nội của Na đi lại rất khó khăn. Bà rất thích nắng nhưng ở trong phòng của bà, nắng không chiếu tới được.
- Bức tranh thứ 2: Một buổi sáng, dạo chơi ở ngoài vườn Na thấy nắng trải lên vạt áo của mình. Liền có ý định bắt nắng trên vạt áo để đem về phòng cho bà xem.
- Bức tranh thứ 3: Na chạy ùa vào phòng bà, kể cho bà mình đã bắt nắng nhưng mở vạt áo ra lại không thấy gì. Bà hiểu chuyện và an ủi Na rằng: bà nhìn thấy nắng trên ánh mắt của Na và cả mái tóc của bé.
- Bức tranh thứ 4: Từ đó, mỗi sáng Na đều dạo chơi trong vườn để đem nắng vào phòng cho bà.
Câu 2 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại câu chuyện.
Trả lời:
- Bà nội của Na đi lại rất khó khăn. Bà rất thích nắng nhưng ở trong phòng của bà, nắng không chiếu tới được. Một buổi sáng, dạo chơi ở ngoài vườn Na thấy nắng trải lên vạt áo của mình. Liền có ý định bắt nắng trên vạt áo để đem về phòng cho bà xem.Na chạy ùa vào phòng bà, kể cho bà mình đã bắt nắng nhưng mở vạt áo ra lại không thấy gì. Bà hiểu chuyện và an ủi Na rằng: bà nhìn thấy nắng trên ánh mắt của Na và cả mái tóc của bé. Từ đó, mỗi sáng Na đều dạo chơi trong vườn để đem nắng vào phòng cho bà.
Câu 3 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em nghĩ gì về cô bé Na?
Trả lời:
- Em thấy Na là một cháu bé gái yêu bà thương bà. Dù chưa hiểu được nhiều việc có trong đời sống nhưng Na sống rất tình cảm, có lòng. Na sẵn sàng nghĩ ra cách để giúp cho bà của mình được vui.
Viết trang 99
Câu 1 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe – viết: Kho sách của bà
Trả lời:
Kho sách của ông bà
Ông tôi có rất nhiều sách. Bà thì không có những giá sách đầy ắp như ông, nhưng bà có cả một kho sách trong trí nhớ. Tôi rất thích về nhà ông bà. Ban ngày, tôi mải miết đọc sách với ông. Buổi tối, tôi say sưa nghe kho sách của bà. Kho sách nào cũng thật kì diệu.
(Hoàng Hà)
- Học sinh chú ý nghe giáo viên đọc rõ ràng, không mắc lỗi sai về chính tả.
- Lưu ý cách viết đoạn văn. Hết một câu có dấu chấm. Các câu nối tiếp nhau phải được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi câu.
Câu 2 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 3: Làm bài tập a hoặc b.
a. Tìm các tiếng ghép được với mỗi tiếng dưới đây để tạo từ. Đặt câu với 2 từ đã ghép được.
Mẫu: sôi nổi
Các bạn giơ tay phát biểu rất sôi nổi
b. Tìm tiếng chứa uôn hoặc uông thay cho ô vuông. Viết vào vở cá từ ngữ có tiếng đó trong đoạn văn.
Trả lời:
a. Ghép các tiếng và tạo câu như sau:
Liêu xiêu – Ông lão say rượu đi liêu xiêu.
Siêu nhân – Tớ rất thích xem phim siêu nhân!
Sôi nổi – Cô giáo luôn muốn chúng tớ học tập sôi nổi.
Xôi gấc – Mỗi ngày, tớ đều ăn sáng với xôi gấc.
Sinh sôi – Mùa xuân, hoa lá sinh sôi nảy nở tốt tươi.
Xinh xắn – Bạn gái ngồi cùng bàn tớ trông thật xinh xắn.
Lịch sử – Môn học lịch sử có thật nhiều điều hay!
Xét xử – Toà án là nơi chuyên để xét xử.
b. Gọi các ô vuông lần lượt là 1, 2, 3, 4, ta điền kết quả như sau:
- Ô vuông thứ 1: cuốn phăng
- Ô vuông thứ 2: cuồn cuộn
- Ô vuông thứ 3: rau muống
- Ô vuông thứ 4: cuống quýt
- Ô vuông thứ 5: vào chuồng
* Vận dụng:
Trả lời:
Bài giảng: Bài 21: Tia nắng bé nhỏ - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 22: Để cháu nắm tay ông
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 23: Tôi yêu em tôi
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 25: Những bậc đá chạm mây
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 26: Đi tìm mặt trời
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)