Đại học Ngoại thương (năm 2024)



Bài viết cập nhật thông tin đề án tuyển sinh Đại học Ngoại thương năm 2024 mới nhất gồm đầy đủ thông tin về phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành học và chỉ tiêu của từng ngành ....

I. Giới thiệu

- Tên trường: Đại học Ngoại thương

- Tên tiếng Anh: Foreign Trade University (FTU)

- Mã trường: NTH

- Hệ đào tạo: Đại học Sau đại học Văn bằng 2 Tại chức Liên thông Liên kết Quốc tế

- Địa chỉ: 91 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

- SĐT: (024) 32 595158

- Email: [email protected]

- Website: http://www.ftu.edu.vn/

- Facebook: www.facebook.com/ftutimesofficial/

II. Thông tin tuyển sinh

1. Đối tượng tuyển sinh

- Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các điều kiện trong Đề án tuyển sinh năm 2024 của trường.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạm vi tuyển sinh

- Tuyển sinh trên phạm vi cả nước và các nước khác.

3. Phương thức tuyển sinh

Trường tuyển sinh theo 06 phương thức xét tuyển (riêng ngành Kinh tế chính trị có thêm Phương thức xét tuyển đặc thù)

- Phương thức 1: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải kỳ thi HSG quốc gia hoặc Cuộc thi KHKT cấp quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của trường, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên và Thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên);

- Phương thức 2: Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/Chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên;

- Phương thức 3: Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

- Phương thức 4: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

- Phương thức 5: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2024;

- Phương thức 6: Xét tuyển thẳng (được thực hiện theo quy định của bộ GD&ĐT).

- Phương thức xét tuyển đặc thù cho ngành Kinh tế chính trị.

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

- Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non Ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đảm bảo chất lượng đầu vào.

5. Tổ chức tuyển sinh

- Tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức tuyển sinh.

6. Chính sách ưu tiên

- Điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực: theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

7. Học phí

- Học phí dự kiến năm học 2024-2025 đối với chương trình đại trà: 22 - 25 triệu đồng/ năm học.

- Học phí chương trình Chất lượng cao dự kiến 45 - 48 triệu đồng/ năm học .

- Học phí chương trình Tiên tiến dự kiến là 68 - 70 triệu đồng/năm.

- Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, chương trình Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương tình chất lượng cao Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp dự kiến khoảng 60 - 65 triệu đồng/ năm học. Riêng học phí của chương trình chất lượng cao Quản trị khách sạn dự kiến là 60 - 65 triệu đồng/ năm.

- Dự kiến học phí của các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/ năm.

8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển

- Tân sinh viên cần làm thủ tục nhập học theo các bước, gồm:

- Nhập học trực tuyến, kê khai thông tin cá nhân, đăng ký chuyên ngành học và

- Nộp Bộ hồ sơ bản cứng theo đường bưu điện về các điểm tiếp nhận hồ sơ tại Trụ sở hoặc các cơ sở mà thí sinh trúng tuyển.

- Để tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình làm thủ tục nhập học, Nhà trường hướng dẫn thí sinh thực hiện các công việc như sau:

- Kiểm tra lại một lần nữa điều kiện được nộp hồ sơ theo Đề án của Nhà trường:

(Lưu ý: hồ sơ nộp thông qua Hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn của Bộ và các Sở, Trường THPT)

- Tốt nghiệp THPT

- Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7,0 trở lên.

- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;

- Tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức, có tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của Nhà trường và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của Nhà trường quy định, không có môn thi nào trong các môn xét tuyển có kết quả từ 1,0 (một) điểm trở xuống.

9. Lệ phí xét tuyển

- Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/ hồ sơ.

10. Thời gian đăng kí xét tuyển

- Phương thức 1: Thí sinh đăng ký xét tuyển từ ngày 22/05/2024 đến ngày 06/06/2024

- Phương thức 2: Thí sinh đăng ký xét tuyển từ ngày 22/05/2024 đến ngày 06/06/2024

- Phương thức 3: Thí sinh đăng ký từ ngày 18/07/2024 đến ngày 30/07/2024.

- Phương thức 4: Thời gian xét tuyển được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo.

- Phương thức 5: Thí sinh đăng ký xét tuyển từ ngày 22/05/2024 đến ngày 06/06/2024

- Phương thức 6: Thời gian nộp hồ sơ tuyển thẳng từ ngày 06/06/2024 đến ngày 28/06/2024.

11. Ký hiệu mã ngành, chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

12. Thông tin tư vấn tuyển sinh

(1) Thí sinh xem nội dung chi tiết Đề án tuyển sinh năm 2022 và các thông báo bổ sung khác tại website trường Đại học Ngoại thương: http://www.ftu.edu.vn/

(2) Thí sinh có thể liên lạc với nhà trường qua địa chỉ sau:

SĐT: (024) 32 595158

Email: [email protected]

Website: http://www.ftu.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/ftutimesofficial/

III. Điểm chuẩn các năm

Tên ngành

Năm 2021

Năm 2022

(Xét theo KQ thi TN THPT)

Năm 2023

(Xét theo KQ thi TN THPT)

 

Luật

A00: 28,05

A01, D01, D07: 27,55

27,50

26,9

Nhóm ngành Kinh tế; Kinh tế quốc tế

- Kinh tế

- Kinh tế quốc tế

A00: 28,50

A01: 28,00

D01: 28,00

D02: 26,50

D03: 28,00

D04: 28,00

D06: 28,00

D07: 28,00

28,40

 

28,3

 

28

Nhóm ngành:

- Quản trị kinh doanh

- Kinh doanh quốc tế

- Quản trị khách sạn

- Marketing

A00: 28,45

A01, D01, D06, D07: 27,95

28,20

 

27,7

27,9

27,7

27,8

Nhóm ngành Kế toán, Tài chính - Ngân hàng

- Kế toán

- Tài chính - Ngân hàng

A00: 28,25

A01, D01, D07: 27,75

27,80

 

27,45

28,3

Ngôn ngữ Anh

D01: 37,55

36,40

27,5

Ngôn ngữ Pháp

D01: 36,75

D03: 34,75

35,00

26,2

Ngôn ngữ Trung Quốc

D01: 39,35

D04: 37,35

36,60

28,5

Ngôn ngữ Nhật

D01: 37,20

D06: 35,20

36,00

26,8

IV. Học phí

1. Học phí trường Đại học Ngoại thương năm 2023

Học phí dự kiến năm học 2023 - 2024 đối với chương trình đại trà là 22 triệu đồng/sinh viên/năm.

Học phí chương trình chất lượng cao dự kiến là 45 triệu đồng/sinh viên/năm.

Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 70 triệu đồng/sinh viên/năm.

Học phí của các chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế: Chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, Chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Chương trình CLC Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp, dự kiến khoảng 45 triệu đồng/sinh viên/năm.

Học phí của chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing tích hợp dự kiến là 60 triệu đồng/sinh viên/năm.

Đề án tuyển sinh của nhà trường nêu rõ, dự kiến học phí của các chương trình được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.

2. Học phí trường Đại học Ngoại thương năm 2022

- Học phí Đại học Ngoại thương 2022 cũng là một vấn đề vô cùng ‘nóng hổi’ được độc giả đặc biệt quan tâm. Theo thông tin tìm hiểu của chúng tôi hiện chương trình Tiêu chuẩn của trường học phí khoảng 475,000 đồng/tín chỉ; Chương trình Chất lượng cao: khoảng 1,000,000 đồng/tín chỉ; Chương trình Tiên tiến: khoảng 2,000,000 đồng/tín chỉ. Mức học phí năm học 2021-2022 của Đại học Ngoại Thương được dự kiến như

+ Chương trình đại trà: 20.000.000 VNĐ/sinh viên/năm.

+ Chương trình Chất lượng cao: 40.000.000 VNĐ/năm.

+ Chương trình tiên tiến: 60.000.000 VNĐ/năm.

- Các chương trình định hướng nghề nghiệp: Chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, Chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Chương trình CLC Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp: 40.000.000 VNĐ/năm. Riêng học phí của chương trình CLC Quản trị khách sạn: 60.000.000 VNĐ/năm.

- Lộ trình tăng học phí của các chương trình hàng năm không quá 10%/năm.

- Nhìn chung mức học phí trên là khá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học nhưng đi đôi là chất lượng giảng dạy và hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của trường rất tốt. Do đó phụ huynh học sinh có thể cân nhắc khi lựa chọn theo học.

3. Học phí trường Đại học Ngoại thương năm 2021

- Theo đề án tuyển sinh năm 2021, FTU thực hiện thu học phí theo quy định của nhà nước. Mức thu sẽ căn cứ theo chương trình đào tạo mà sinh viên đó theo học. Các bạn có thể quan sát bảng sau để có thêm cái nhìn tổng quan hơn.

STT

Chương trình đào tạo

Mức thu dự kiến (Đơn vị: Đồng/năm)

1

Chương trình đào tạo chính quy đại trà

20.000.000

2

Chương trình chất lượng cao

40.000.000

3

Chương trình tiên tiến

60.000.000

4

Chương trình định hướng nghề nghiệp

4.1

Chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế

40.000.000

4.2

Chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA

4.3

Chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản

4.4

Chương trình CLC Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp

4.5

Chương trình CLC Quản trị khách sạn

60.000.000

*Lưu ý: Học phí của các chương trình trên sẽ được điều chỉnh qua từng năm học và không quá 10%/năm.

4. Trường đại học Ngoại thương có những chính sách miễn giảm học phí, học bổng

- Ngoài mức thu học phí quy định, năm 2021, nhà trường còn có rất nhiều ưu đãi cho sinh viên khi theo học tại trường ngay từ kỳ học đầu tiên. Một số chính sách học bổng có thể kể đến là:

- Học bổng Khuyến khích học tập dành cho sinh viên có kết quả học tập tốt, học bổng cho các chương trình tiên tiến, CLC, định hướng nghề nghiệp,…

- Học bổng khuyến khích dành cho sinh viên là thủ khoa đầu vào tại trường, học bổng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong trường hợp khó khăn đột xuất

- FTU còn có quỹ vay học bổng với tên gọi FTU-MABUCHI với lãi suất cho vay 0% trong thời gian tối đa 8 năm với định mức cho vay khoảng 15.000.000 VNĐ/năm học. Chương trình vay vốn này dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể trang trải chi phí sinh hoạt, học tập trong suốt thời gian học tại FTU.

5. Quy định thu học phí

- Hiện nay học phí của Đại học Ngoại thương được thu theo học kỳ và được thu theo hình thức thu nộp bằng tiền mặt và thu nộp qua ngân hàng. Hàng năm Phòng/Ban Kế hoạch-Tài chính sẽ quy định chi tiết hình thức thu nộp học phí thông qua bản “Hướng dẫn nộp tiền học phí”. Thời hạn nộp học phí để được học tập và dự thi bình thường, các sinh viên/học viên phải nộp học phí trong thời hạn sau:

+ Học kỳ I: Chậm nhất ngày 30 tháng 11 hàng năm

+ Học kỳ II: Chậm nhất ngày 31 tháng 05 hàng năm

+ Học kỳ hè (nếu có): trước khi học 01 (một) tuần theo lịch

+ Riêng học kỳ cuối cùng của khoá học, tất cả các sinh viên/học viên phải đóng học phí và lệ phí (nếu có) chậm nhất 01 (một) tuần (theo lịch) trước ngày nộp thu hoạch thực tập tốt nghiệp/khoá luận tốt nghiệp/luận văn tốt nghiệp.

+ Đối với khóa mới nhập học, thời hạn nộp học phí là ngày cuối cùng của thời gian nhập học của khóa học theo thông báo nhập học của Nhà trường.

- Đối với các chương trình liên kết đào tạo, do có tiến độ nhập học đặc thù nên thời hạn thu nộp học phí được quy định riêng. Các đơn vị phụ trách triển khai chương trình liên kết đào tạo có trách nhiệm trình Hiệu trưởng phê duyệt thời hạn nộp học phí trước khi thông báo chính thức cho sinh viên/học viên.

6. Mức học phí áp dụng hàng năm

– Mức học phí được xác định theo từng năm học. Mức học phí của năm học (N)-(N+1) được áp dụng bắt đầu ngày 01 tháng 07 của năm (N) và kết thúc vào ngày 30 tháng 06 năm (N+1).

– Mức học phí học lại lần 2 của sinh viên/ học viên các loại hình đào tạo được xác định theo mức học phí học lần 1 tính theo tín chỉ (đối với sinh viên) hoặc theo tiết học đối với học viên.

– Mức học phí của sinh viên hệ đào tạo chính quy thuộc diện kéo dài thời gian học tập được xác định bằng mức học phí của hệ đào tạo chính quy tương đương của khóa dự kiến tốt nghiệp cùng thời gian.

V. Chương trình đào tạo

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

VI. Một số hình ảnh

Đại học Ngoại thương (năm 2024)

Đại học Ngoại thương (năm 2024)


ma-truong-dai-hoc-tai-ha-noi.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học