Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)



Bài viết cập nhật thông tin đề án tuyển sinh Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 mới nhất gồm đầy đủ thông tin về phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành học và chỉ tiêu của từng ngành ....

A. Giới thiệu Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Tên trường: Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Tên tiếng Anh: VNU - International School (VNU - IS)

- Mã trường: QHQ

- Loại trường: Công lập

- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Liên kết quốc tế

- Địa chỉ: Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- SĐT: 84 (024) 754 8065

- Website: http://is.vnu.edu.vn/

- Facebook: www.facebook.com/khoaquocte

Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)

B. Thông tin tuyển sinh trường Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024

1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định.

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trên cả nước và quốc tế.

3. Phương thức tuyển sinh

Phương thức 1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của ĐHQGHN;

Phương thức 2. Xét tuyển theo kết quả kì thi TN THPT năm 2024;

Phương thức 3. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức;

Phương thức 4. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp một trong ba kết quả sau:

- Kết quả học tập bậc THPT;

- Kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN;

- Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

Phương thức 5. Xét tuyển các phương thức khác:

- Xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL của ĐHQG-HCM;

- Xét tuyển các chứng chỉ quốc tế, kết quả các kì thi chuẩn hóa, bao gồm: A-Level; SAT; ACT; IB;

- Xét tuyển thí sinh quốc tế.

Ngưỡng đầu đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội xem chi tiết tại mục IV trong Đề án tuyển sinh của Trường tại đây

5. Tổ chức tuyển sinh

Tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức tuyển sinh.

6. Chính sách ưu tiên

Tại điều 7,Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022về ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Trong đó, quy định chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.

7. Học phí

Học phí các ngành quy định như sau:

STT

Ngành đào tạo

Năm học 2024 - 2025

Năm học 2025 - 2026

Năm học 2026 - 2027

Năm học 2027 - 2028

Năm học 2028 - 2029

Tổng học phí cả khóa học (Dự kiến) (*)

1

Kinh doanh quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh)

50.600.000

50.600.000

50.600.000

50.600.000

50.600.000

202.400.000

2

Kế toán, Phân tích và Kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Anh)

3

Hệ thống thông tin quản lý (đào tạo bằng tiếng Anh)

48.000.000

48.000.000

48.000.000

48.000.000

48.000.000

192.000.000

4

Tin học và Kỹ thuật máy tính (chương trình liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng đào tạo bằng tiếng Anh)

5

Phân tích dữ liệu kinh doanh (đào tạo bằng tiếng Anh)

35.250.000

39.750.000

44.750.000

50.250.000

-

170.000.000

6

Kỹ sư Tự động hóa và Tin học (đào tạo bằng tiếng Anh)

41.000.000

46.250.000

52.250.000

58.750.000

33.000.000

231.250.000

7

Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh – Công nghệ thông tin)(đào tạo bằng tiếng Anh)

37.500.000

42.250.000

44.750.000

53.750.000

-

181.250.000

8

Công nghệ tài chính và kinh doanh số

41.000.000

46.250.000

52.250.000

58.750.000

-

198.250.000

9

Công nghệ thông tin ứng dụng

-

`0

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

-

8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển

- Phiếu ĐKXT (Tải Phiếu tại đây hoặc trên website của các đơn vị đào tạo);

- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

- Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh;

- Lệ phí ĐKXT: 30.000 đ/hồ sơ.

9. Lệ phí xét tuyển

Lệ phí xét tuyển: 20.000 đồng/nguyện vọng.

10. Thời gian đăng kí xét tuyển

Theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia HàNội.

11. Ký hiệu mã ngành, chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển

STT

Mã ngành

Tên ngành/ Nhóm ngành xét tuyển

Chỉ tiêu

1

QHQ01

Kinh doanh quốc tế

310

2

QHQ02

Kế toán, Phân tích và Kiểm toán

240

3

QHQ03

Hệ thống thông tin quản lý

140

4

QHQ04

Tin học và Kỹ thuật máy tính

110

5

QHQ05

Phân tích dữ liệu kinh doanh

110

6

QHQ6

Marketing

100

7

QHQ8

Tự động hóa và Tin học

100

8

QHQ9

Ngôn ngữ Anh

100

9

QHQ10

Công nghệ thông tin ứng dụng

110

10

QHQ11

Công nghệ tài chính và kinh doanh số

110

11

QHQ12

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

70

Lưu ý:

Trường hợp thí sinh xét tuyển theo từng phương thức nhập học ít hơn chỉ tiêu được duyệt, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển cho các phương thức còn chỉ tiêu khác.

Các ngành có mã xét tuyển QHQ04, QHQ08, QHQ10, QHQ11, QHQ12 học một phần thời gian (dự kiến 2 năm đầu) ở Khu đô thị đại học của ĐHQGHN tại Hòa Lạc – Hà Nội.

12. Thông tin tư vấn tuyển sinh

(1) Thí sinh xem nội dung chi tiết Đề án tuyển sinh năm 2024 và các thông báo bổ sung khác tại websiteTrường Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: http://is.vnu.edu.vn/

(2) Thí sinh có thể liên lạc với nhà trường qua địa chỉ sau:

- Địa chỉ: Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- SĐT: 84 (024) 754 8065

- Website: http://is.vnu.edu.vn/

- Facebook: www.facebook.com/khoaquocte

C. Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển trường Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020 - 2023

Điểm chuẩn của Trường Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 như sau:

Ngành

Năm 2023

(Xét theo KQ thi TN THPT)

Kinh doanh quốc tế

24,35

Kế toán, Phân tích và Kiểm toán

22,90

Hệ thống thông tin quản lý

22,60

Phân tích dự liệu kinh doanh

23,60

Tự động hóa và Tin học

21,00

Ngôn ngữ Anh

23,85

Công nghệ thông tin ứng dụng

21,85

Công nghệ tài chính và kinh doanh số

22,25

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

22,00

Điểm chuẩn của Trường Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội các năm 2020-2022 như sau:

Ngành

Mã ngành

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Kinh doanh quốc tế

QHQ01

20,5

23,25

26,2

24

Kế toán, Phân tích và Kiểm toán


QHQ02

18,75

20,5

25,5

22.5

Hệ thống thông tin quản lý

QHQ03

17

19,5

24,8

22,5

Tin học và Kỹ thuật máy tính


QHQ04

17

19

24

22,5

Phân tích dự liệu kinh doanh


QHQ05

17

21

25

23,5

Marketing (Song bằng VNU-HELP)

QHQ06


18

25,3

23

Quản lý (Song bằng VNU-Keuka)

QHQ07


17

23,5

21,5

Tự động hóa và Tin học


QHQ08


22

22

Ngôn ngữ Anh


QHQ09


25

24

Công nghệ thông tin ứng dụng

QHQ10




20

Công nghệ tài chính và Kinh doanh số

QHQ11




20

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

QHQ12




20

D. Cơ sở vật chất trường Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, ĐHQGHN hiện nay bao gồm: 31 đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, trong đó có: 7 trường đại học thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Việt Nhật); 5 Viện nghiên cứu; 5 Khoa trực thuộc và 14 trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ và các đơn vị phục vụ, dịch vụ.

Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)

Đi đầu về chất lượng đào tạo và đầu ra của sinh viên, mỗi năm ĐH Quốc gia Hà Nội đều rất chú trọng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng giảng viên và thay đổi các phương pháp đào tạo theo xu hướng hội nhập quốc tế để phù hợp với từng nhóm ngành học. Các ngành học hiện nay của nhà trường đang thu hút được lượng sinh viên tăng cao trong những năm gần đây: sư phạm, ngoại ngữ, kinh tế, luật, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh,…

Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)

Các ngành đào tạo đều thuộc các lĩnh vực của ĐHQGHN trong nhóm 200 châu Á: Khoa học Tự nhiên (Natural Science) xếp thứ 61, Khoa học sự sống và Y sinh (Life Sciences & Medicine) xếp thứ 84, Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology) xếp thứ 147, Khoa học Xã hội và Quản lý (Social Science & Management) xếp thứ 157.

Các trường đại học thành viên (trường Đại học Công nghệ, Kinh tế và Khoa học Tự nhiên) đã có kinh nghiệm kiểm định chất lượng một số chương trình đào tạo theo chuẩn của mạng lưới các trường đại học ASEAN.

Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)

Các điều kiện đảm bảo chất lượng (chương trình đào tạo, giảng viên, học liệu, hệ thống các cơ sở thực hành, thực tập trong và ngoài trường, hỗ trợ của các học giả quốc tế, các nhà tuyển dụng…) theo chuẩn quốc tế.

Sinh viên được tạo điều kiện học tập, sinh hoạt và rèn luyện trong môi trường ngoại ngữ (giảng đường, ký túc xá, giảng viên, sinh viên và các hoạt động ngoại khoá) tại Trường Đại học Ngoại ngữ. Sau năm thứ nhất, trình độ tiếng Anh đạt tối thiểu 5.5 IELTS và khi tốt nghiệp đạt tối thiểu 6.0 IELTS.

Hệ thống 100 kỹ năng mềm được trang bị cho sinh viên thông qua phương thức đào tạo trực tuyến và các khóa học, khoá huấn luyện kỹ năng lồng ghép với môn học chuyên môn và các hoạt động đoàn thể, câu lạc bộ. Các sinh viên không chỉ học những kiến thức chuyên ngành bài bản mà còn được thực hành ngay những gì đã học để nâng cao kỹ năng tốt nhất.

Sinh viên được tạo điều kiện tiếp xúc, học tập và thực tập, nghiên cứu khoa học với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các chuyên gia kỹ thuật và kinh tế trong và ngoài nước. 100% sinh viên tốt nghiệp chương trình có việc làm hoặc tiếp tục học tập nghiên cứu, trong đó 70% sinh viên làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các cơ sở sản xuất, đào tạo và nghiên cứu của nước ngoài.

Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)

Khuôn viên trường cũng không thiếu những góc cảnh đẹp tuyệt vời để các bạn sinh viên có thể thoải mái chụp hình check in sống ảo.

E. Một số hình ảnh về trường Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)

Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)

Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2024)


ma-truong-dai-hoc-tai-ha-noi.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học