Bài tập Phiên mã và Dịch mã (có lời giải)
Nhằm mục đích giúp học sinh biết cách giải các dạng bài tập môn Sinh học để chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT, VietJack biên soạn Bài tập Phiên mã và Dịch mã có lời giải đầy đủ các dạng bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm. Hi vọng với loạt bài này học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học.
III. BÀI TẬP RÈN LUYỆN
1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXGGGXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 5 axit amin, hãy xác định trình tự của 5 axit amin đó.
Hướng dẫn giải:
Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi pôlipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều 3’ đến 5’.
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’AGXGGGXGAXXXGGG3’ thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3’GGGXXXAGXGGGXGA5’.
- Mạch ARN tương ứng là 5’XXXGGGUXGXXXGXU3’.
- Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi pôlipeptit
Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’XXXGGGUXGXXXGXU3’
Trình tự các aa tương ứng là Pro – Gly – Ser – Pro – Ala.
- Trình tự các nuclêôtit trên mạch goosic của gen quy định trình tự các bộ ba trên mARN, trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các aa trên chuỗi pôlipeptit. - Trên phân tử mARN , mã di truyền được đọc theo chiều 5’ đến 3’. |
Câu 2: Trong một vòng đời của vi khuẩn E.coli, gen điều hòa tiến hành nhân đôi 1 lần và gen A của opêron Lac tiến hành phiên mã 31 lần. Hãy xác định:
a. Số lần nhân đôi của gen Z.
b. Số lần phiên mã của gen Y.
Hướng dẫn giải:
a. Vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN dạng vòng. Do đó, các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.
Vì vậy, gen điều hòa nhân đôi 1 lần thì gen Z cũng nhân đôi 1 lần.
b. Các gen trong opêron Lac đều có chung một cơ chế điều hòa (có chung vùng khởi động, vùng vận hành), do đó có số lần phiên mã giống nhau. Vì vậy, gen A phiên mã 31 lần thì gen Y cũng phiên mã 31 lần.
Câu 3: Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là : A : U : G : X = 1 : 3 : 2 : 4. Hãy tính số nuclêôtit mỗi loại. Biết rằng phân tử mARN này có 150 nuclêôtit loại U.
Hướng dẫn giải:
Theo bài ra, tỉ lệ các loại nuclêôtit là: A : U : G : X = 1 : 3 : 2 : 4.
Câu 4: Một phân tử mARN có 240 nuclêôtit, trong đó tỉ lệ A : U : G : X = 1:3:2:2. Sử dụng phân tử ARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này.
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của mARN này.
b. Tính số nuclêôtit mỗi loại của ADN này.
Hướng dẫn giải:
a. Theo bài ra ta có
→ A = 30. U = 90. G = 60. X = 60.
b. Từ ARN phiên mã ngược để hình thành nên ADN mạch kép thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN mạch kép sẽ là
GADN = XADN = GARN + XARN = 60 + 60 = 120.
AADN = TADN = AARN + UARN = 30 + 90 = 120.
Khi phiên mã ngược để tổng hợp ADN mạch kép thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN mạch kép là: AADN = TADN = AARN + UARN; GADN = XADN = GARN + XARN. |
Câu 5: Một phân tử ARN có 720 nuclêôtit, trong đó tỉ lệ A : U : G : X = 2:3:2:2. Sử dụng phân tử ARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này.
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của mARN này.
b. Tính số nuclêôtit mỗi loại của ADN này.
Hướng dẫn giải:
a. Theo bài ra ta có
→ A = 180. U = 240. G = 160. X = 160.
b. Từ ARN phiên mã ngược để hình thành nên ADN mạch kép thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN mạch kép sẽ là
GADN = XADN = GARN + XARN = 160 + 240 = 400.
AADN = TADN = AARN + UARN = 160 + 160 = 320.
Khi phiên mã ngược để tổng hợp ADN mạch kép thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN mạch kép là: AADN = TADN = AARN + UARN; GADN = XADN = GARN + XARN. |
Câu 6: Trong một vòng đời của vi khuẩn E.coli, gen Z của opêron Lac tiến hành nhân đôi và phiên mã 32 lần. Hãy xác định:
a. Số lần nhân đôi của gen A.
b. Số lần phiên mã của gen Y.
Hướng dẫn giải
a. Các gen trong opêron Lac đều thuộc 1 phân tử ADN dạng vòng của vi khuẩn. Cho nên số lần nhân đôi của các gen này là như nhau. Vì vậy, gen Z nhân đôi 1 lần thì gen A nhân đôi 1 lần.
b. Các gen trong opêron Lac đều có chung một cơ chế điều hòa (có chung vùng khởi động, vùng vận hành), do đó có số lần phiên mã giống nhau. Vì vậy, gen Z phiên mã 32 lần thì gen Y cũng phiên mã 32 lần.
Các gen trong một opêron luôn có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã bằng nhau. |
Câu 7: Trong một vòng đời của vi khuẩn E.coli, gen điều hòa tiến hành nhân đôi 1 lần và gen A của opêron Lac tiến hành phiên mã 36 lần. Hãy xác định:
a. Số lần nhân đôi của gen Z. b. Số lần phiên mã của gen Y.
Hướng dẫn giải
a. Vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN dạng vòng. Do đó, các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.
Vì vậy, gen điều hòa nhân đôi 1 lần thì gen Z cũng nhân đôi 1 lần.
b. Các gen trong opêron Lac đều có chung một cơ chế điều hòa (có chung vùng khởi động, vùng vận hành), do đó có số lần phiên mã giống nhau. Vì vậy, gen A phiên mã 36 lần thì gen Y cũng phiên mã 36 lần.
Câu 8: Một gen tiến hành phiên mã 8 lần. Hãy xác định số phân tử mARN được tạo ra.
Hướng dẫn giải
Quá trình phiên mã chỉ sử dụng một mạch của gen là mạch khuôn. Do đó, phiên mã 8 lần sẽ tổng hợp được 8 phân tử mARN.
Câu 9: Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3’AAAATGXTAGXXX5’. Hãy xác định trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp.
Hướng dẫn giải
Gen có hai mạch nhưng chỉ có một mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mARN, đó là mạch gốc. Phân tử mARN có trình tự các đơn phân bổ sung với mạch gốc và có chiều ngược với mạch gốc.
Mạch gốc của gen là 3’AAAATGXTAXXX5’
Thì mARN là 5’UUUUAXGAUXGGG3’.
Phân tử mARN có trình tự các nuclêôtit bổ sung và ngược chiều với mạch gốc của gen. |
Câu 10: Trên mạch gốc của một gen ở sinh vật nhân sơ có 220 A, 310 T, 250 G, 180 X. Gen phiên mã 5 lần, hãy xác định:
a. Tổng hợp được bao nhiêu phân tử mARN?
b. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ARN.
Hướng dẫn giải
a. 5
b. Khi phiên mã, mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN. Do vậy, số nuclêôtit mỗi loại của ARN bổ sung với số nuclêôtit của mạch gốc.
Gen của vi khuẩn là gen không phân mảnh, do đó sau khi phiên mã thì phân tử mARN không bị sự cắt bỏ các nuclêôtit nên
AARN = Tgoa = 310; UARN = Agoa = 220;
XARN = Ggoa = 250; GARN = Xgoa = 180.
- Số nuclêôtit mỗi loại của mARN bổ sung với số nuclêôtit mỗi loại trên mạch gốc của gen AARN = Tgoa, GARN = Xgoa, UARN = Agoa, XARN = Ggoa |
Câu 11: Một phân tử ARN có 360 nuclêôtit, trong đó tỉ lệ A : U : G : X = 2:3:2:2. Sử dụng phân tử ARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này.
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của mARN này.
b. Tính số nuclêôtit mỗi loại của ADN này.
Hướng dẫn giải
a. Theo bài ra ta có
→ A = 80. U = 120. G = 80. X = 80.
b. Từ ARN phiên mã ngược để hình thành nên ADN mạch kép thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN mạch kép sẽ là
GADN = XADN = GARN + XARN = 80 + 120 = 200.
AADN = TADN = AARN + UARN = 80 + 80 = 160.
Khi phiên mã ngược để tổng hợp ADN mạch kép thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN mạch kép là: AADN = TADN = AARN + UARN; GADN = XADN = GARN + XARN. |
Câu 12: Giả sử trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba đối mã chỉ liên kết với một bộ ba mã sao trên mARN. Hãy xác định bộ ba đối mã khớp bổ sung với các bộ ba mã sao sau đây:
a. 5'AUG3'. b. 3'XAG5'. c. 5'UAA3'. d. 3'GXA5'.
Hướng dẫn giải
Để xác định được bộ ba đối mã, đầu tiên phải viết các bộ ba mã sao theo đúng trật tự từ 5¢ đến 3¢.
Sau đó chú ý đến bộ ba kết thúc (vì bộ ba kết thúc không có bộ ba đối mã tương ứng) và viết các bộ ba đối mã tương ứng với các bộ ba mã sao theo nguyên tắc bổ sung và ngược chiều.
Vậy bộ ba đối mã tương ứng với bộ ba mã sao nói trên là
a. 5'AUG3'. b. 3'XAG5'. c. 5'UAA3'. d. 3'GXA5'.
3'UAX5'. 5'GUX3'. Kết thúc 5'XGU3'.
- Bộ ba đối mã trên tARN khớp bổ sung và ngược chiều với bộ ba mã sao trên mARN. Trong số 64 bộ ba mã hóa trên mARN, có 3 bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã (5'UAA3'; 5'UAG3'; 5'UGA3'). Các bộ ba kết thúc không có bộ ba đối mã tương ứng. - Trong thực tế, vì trong tế bào thường chỉ có 40 đến 50 loại tARN cho nên có hiện tượng linh động khi dịch mã (tức là có hiện tượng, cùng một loại tARN nhưng khớp bổ sung với 2 loại bộ ba mã hóa khác nhau). Vì vậy, Bài tập này chỉ nhằm mục đích rèn luyện kiến thức về nguyên lí bổ sung trong dịch mã chứ không hoàn toàn chính xác. |
Câu 13: Trên mạch gốc của một gen ở sinh vật nhân sơ có 200 A, 300 T, 250 G, 150 X. Gen phiên mã 10 lần, hãy xác định:
a. Tổng hợp được bao nhiêu phân tử mARN.
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã.
Hướng dẫn giải
a. Phiên mã 10 lần thì sẽ tổng hợp được 10 phân tử mARN.
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã:
AMT = Tgoa x 10 = 300 x 10 = 3000;
UMT = Agoa x 10 = 200 x 10 = 2000;
GMT = Xgoa x 10 = 150 x 10 = 1500;
XMT = Ggoa x 10 = 250 x 10 = 1500;
Câu 14: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA- Arg, UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXGGGXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 5 axit amin, hãy xác định trình tự của 5 axit amin đó.
Hướng dẫn giải
Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi pôlipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’.
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’AGXGGGXGAXXXGGG3’ thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3’GGGXXXAGXGGGXGA5’.
- Mạch ARN tương ứng là: 5’XXXGGGUXGXXXGXU3’.
- Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi pôlipeptit
Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’XXXGGGUXGXXXGXU3’
Trình tự các aa tương ứng là Pro – Gly – Ser – Pro – Ala.
- Trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự các bộ ba trên mARN, trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các aa trên chuỗi pôlipeptit. - Trên phân tử mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ đến 3’. |
Câu 15: Cho biết 6 bộ ba 5’UXU3’; 5’UXX3’; 5’UXA3’; 5’UXG3’; 5’AGU3’; 5’AGX3’ quy định tổng hợp axit amin Ser; 4 bộ ba 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Thr được thay bằng axit amin Ser.
a. Hãy so sánh chiều dài của alen a với chiều dài của alen A.
b. Dự đoán loại đột biến đã làm cho alen A thành alen a.
c. Khi cặp gen Aa nhân đôi 1 lần thì số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho alen a sẽ thay đổi như thế nào so với số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho alen A nhân đôi?
d. Cặp gen Aa cùng phiên mã 1 lần thì số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã của mỗi alen có khác nhau không?
Hướng dẫn giải
a. Đột biến điểm chỉ liên quan tới một cặp nuclêôtit. Đột biến này chỉ làm thay đổi một bộ ba → Đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác. → Hai alen này có chiều dài bằng nhau.
b. Đột biến làm cho axi amin Thr được thay thế bằng axit amin Ser. → nuclêôtit loại U ở trên mARN được thay bằng nuclêôtit loại A trên mARN. → Đột biến đã làm thay thế cặp A-T thành cặp T-A.
c. Vì thay cặp A-T bằng cặp T-A cho nên số nuclêôtit mỗi loại của alen a bằng số nuclêôtit mỗi loại của alen A. → Khi cặp Alen Aa nhân đôi thì số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho alen A đúng bằng số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho alen a.
d. Vì đột biến thay thế cặp A-T thành cặp T-A nên khi phiên mã thì số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho alen a sẽ giảm 1 U và tăng thêm 1 A so với alen A.
Câu 16: Ở vi khuẩn E.coli, alen M bị đột biến điểm thành alen m.
a. Hãy so sánh chiều dài của alen m với chiều dài của alen m.
b. So sánh số nuclêôtit mỗi loại của alen M với số nuclêôtit mỗi loại của alen m.
c. Hãy so sánh cấu trúc của chuỗi pôlipeptit do alen m quy định với cấu trúc của chuỗi pôlipeptit do alen M quy định tổng hợp.
Hướng dẫn giải:
a. Khi so sánh chiều dài thì có nhiều khả năng xảy ra:
- Nếu là đột biến dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác thì chiều dài không thay đổi.
- Nếu là đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen m sẽ có chiều dài giảm đi 3,4 Ao.
- Nếu là đột biến thêm cặp nuclêôtit thì alen m sẽ có chiều dài tăng thêm 3,4 Ao.
b. Số nuclêôtit mỗi loại thì cũng có nhiều khả năng khác nhau.
- Nếu là đột biến làm thay thế cặp A-T thành cặp thành cặp T- A hoặc cặp G-X thành cặp X- G thì số nuclêôtit mỗi loại không bị thay đổi.
- Nếu là đột biến làm thay thế cặp A-T thành cặp G-X thì sẽ làm giảm 1A, 1T và tăng 1G, 1X.
- Nếu là đột biến mất cặp A-T thì sẽ làm giảm 1A, 1T còn G và X thì không thay đổi…
c. Cấu trúc của chuỗi pôlipeptit phụ thuộc vào trình tự các bộ ba ở trên mARN. Do đó, có nhiều khả năng xảy ra.
Khả năng 1: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm thay đổi một bộ ba nhưng cùng mã hóa axit amin giống bộ ba ban đầu. Nếu như vậy thì không làm thay đổi axit amin.
Khẳ năng 2: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm thay đổi một bộ ba và bộ ba mới này mã hóa axit amin khác với axit amin do bộ ba ban đầu mã hóa thì cấu trúc của chuỗi pôlipeptit sẽ bị đổi 1 axit amin.
Khả năng 3: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm thay đổi một bộ ba và trở thành bộ ba kết thúc sớm thì sẽ làm mất nhiều axit amin.
Khả năng 4: Đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen. Nếu như vậy sẽ làm thay đổi nhiều axit amin.
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Ala – Gly – Ser – Pro. B. Pro – Gly – Ser – Ala.
C. Pro – Gly – Ala – Ser D. Gly – Pro – Ser – Ala.
Hướng dẫn giải:
Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi pôlipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’.
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’AGXXGAXXXGGG3’ thì chúng ta viết đảo ngược lại mạch gốc thành: 3’GGGXXXAGXXGA5’.
- Mạch ARN tương ứng là: 5’XXXGGGUXGGXU3’.
- Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi pôlipeptit
Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’XXX GGG UXG GXU3’
Trình tự các aa tương ứng là Pro – Gly – Ser – Ala.
→ Đáp án B.
Câu 2: Trên mạch gốc của gen ở vi khuẩn có 300 ađênin, 600 timin, 400 guanin, 200 xitôzin. Gen phiên mã 5 lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho gen phiên mã là
A. 3000A, 2000X, 1500U, 1000G. B. 3000U, 2000G, 1500A, 1000X.
C. 18600A, 12400X, 9300U, 6200G. D. 600A, 400X, 300U, 200G.
Hướng dẫn giải:
a. Khi phiên mã, mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN, do vậy số nuclêôtit mỗi loại của ARN bổ sung với số nuclêôtit của mạch gốc.
AARN = Tgoa = 600; UARN = Agoa = 300;
XARN = Ggoa = 400; GARN = Xgoa = 200.
- Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp là
AMT = 5 x Tgoa = 5 x 600 = 3000. UMT = 5 x Agoa = 5 x 300 = 1500.
GMT = 5 x Agoa = 5 x 200 = 1000. XMT = 5 x Ggoa = 5 x 400 = 2000.
→ Đáp án A.
Câu 3: Trên mạch gốc của gen có 400 ađênin, 300 timin, 300 guanin, 200 xitôzin. Gen phiên mã một số lần đã cần môi trường cung cấp 900 ađênin. Số lần phiên mã của gen là.
A. 3 lần. B. 2 lần. C. 4 lần. D. 1 lần.
Hướng dẫn giải
Số lần phiên mã = số nuclêôtit môi trường cung cấp chia cho số nuclêôtit trên mạch gốc của gen. |
Khi phiên mã, mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN, do vậy số nuclêôtit mỗi loại của ARN bổ sung với số nuclêôtit của mạch gốc.
AARN = Tgoa; UARN = Agoa; XARN = Ggoa; GARN = Xgoa.
- Gọi k là số lần phiên mã thì ta có số nuclêôtit loại A cần cung cấp là:
AMT = k x Tgoa = k x 300 = 900 => k = 3 => Đáp án A.
Câu 4: Tỉ lệ các loại nuclêôtit trên mạch gốc của gen là A:T:G:X = 3:2:3:5. Gen phiên mã 2 lần đã cần môi trường cung cấp 300A. Số nuclêôtit loại G của mARN là
A. 750. B. 375. C. 525 D. 225
Hướng dẫn giải:
Khi phiên mã, mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN, do vậy số nuclêôtit mỗi loại của ARN bổ sung và bằng số nuclêôtit của mạch gốc.
AARN = Tgoa; UARN = Agoa; XARN = Ggoa; GARN = Xgoa
→ Theo bài ra ta có:
Mặt khác ta có:
→GmARN=Xgoa=75 x 5=375→ Chọn đáp án B
Câu 5: Một phân tử mARN có 930 đơn phân, trong đó tỉ lệ A:U:G:X = 1:2:2:5. Sử dụng phân tử mARN này để phiên mã ngược thành phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN mạch kép có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN thì số nuclêôtit loại T của ADN mạch kép là
A. 651. B. 93. C. 186 D. 279
Hướng dẫn giải:
- Số nuclêôtit mỗi loại của mARN này là
U = G = 93 x 2 = 186, X = 93 x 5 = 465.
- Số nuclêôtit loại T của ADN.
A = T = AARN + UARN = 279 → Đáp án D đúng.
Câu 6: Một phân tử mARN có chiều dài 3332 trong đó tỉ lệ A:U:G:X = 1:3:2:4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì số nuclêôtit loại A của ADN là
A. 392 B. 98 C. 196 D. 294
Hướng dẫn giải:
- Tổng số nuclêôtit của mARN là
- Theo bài ra ta có
- Số nuclêôtit mỗi loại của mARN là:
A = 98; U = 98 × 3 = 294; G = 98 × 2 = 196; X = 98 × 4 = 392.
- Số nuclêôtit loại A của ADN được phiên mã ngược từ mARN này là
A = T = AARN + UARN = 98 + 294 = 392. → Đáp án A.
Câu 7: Một phân tử mARN có tỉ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4, trong đó số nuclêôtit loại G của mARN này là 330. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN là
A. A = 110, T = 220, G = 330, X = 440.
B. A = T = 330, G = X = 770.
C. A = 70, T = 140, G = 140, X = 280.
D. A = T = 770, G = X = 330.
Hướng dẫn giải:
- Theo bài ra ta có
- Số nuclêôtit mỗi loại của mARN là:
A = 110; U = 110 × 2 = 220; G = 330; X = 110 × 4 = 440.
- Số nuclêôtit mỗi loại của ADN được phiên mã ngược từ mARN này là
A = T = AARN + UARN = 110 + 220 = 330.
G = X = GARN + XARN = 330 + 440 = 770.
→ Đáp án B.
Câu 8: Một phân tử mARN có tỉ lệ A : U : G : X = 1 : 5 : 3 : 2, trong đó số nuclêôtit loại X của mARN này là 120. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì tổng liên kết hiđrô của ADN này là
A. 660 B. 1320 C. 1620 D. 1500
Hướng dẫn giải:
- Theo bài ra ta có
- Số nuclêôtit mỗi loại của mARN là:
A = 60; U = 60 × 5 = 300; G = 60 × 3 = 180; X = 120.
- Số nuclêôtit mỗi loại của ADN được phiên mã ngược từ mARN này là
A = T = AARN + UARN = 60 + 300 = 360.
G = X = GARN + XARN = 180 + 120 = 300.
Tổng liên kết hiđrô của ADN này là 2A + 3G = 2.360 + 3.300 = 1620 liên kết.
→ Đáp án C.
Câu 9: Một phân tử mARN có tỉ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4, trong đó số nuclêôtit loại G của mARN này là 660. Số nuclêôtit loại A của phân tử mARN này là
A. 220 B. 260 C. 440 D. 150
Hướng dẫn giải:
- Theo bài ra ta có →A=220
→ Đáp án A.
Câu 10: Một phân tử mARN có chiều dài 1904 và tỉ lệ A : U : G : X = 1:2:1:4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN là
A. A = 70, T = 140, G = 280, X = 140.
B. A = T = 420, G = X = 210.
C. A = 70, T = 140, G = 140, X = 280.
D. A = T = 210, G = X = 350.
Hướng dẫn giải:
- Tổng số nuclêôtit của mARN là
- Theo bài ra ta có
- Số nuclêôtit mỗi loại của mARN là:
A = G = 70; U = 70 × 2 = 140; X = 70 × 4 = 280.
- Số nuclêôtit mỗi loại của ADN được phiên mã ngược từ mARN này là
A = T = AARN + UARN = 70 + 140 = 210.
G = X = GARN + XARN = 140 + 280 = 350.
→ Đáp án D.
Câu 11: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong opêron Lac, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
B. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.
C. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.
D. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
Hướng dẫn giải:
- Ở vi khuẩn, các gen cấu trúc (Z, Y, A) trong opêron có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì các gen này nằm cạnh nhau trên một phân tử ADN của vi khuẩn. Khi phân tử ADN này nhân đôi bao nhiêu lần thì tất cả các gen đều nhân đôi bấy nhiêu lần.
- Trong hoạt động của opêron Lac, khi môi trường có đường lactozơ thì tất cả các gen cấu trúc Z, Y, A đều tiến hành phiên mã. Khi môi trường không có đường lactozơ thì tất cả các gen này đều không phiên mã.
→ Đáp án A đúng.
Câu 12: Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?
A. Đột biến lệch bội. B. Biến dị thường biến.
C. Đột biến gen. D. Đột biến đa bội.
Hướng dẫn giải:
Sản phẩm của gen là ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. Sản phẩm của gen chỉ bị thay đổi khi bị đột biến.
- Trong các loại biến dị nói trên thì chỉ có đột biến gen mới làm thay đổi sản phẩm của gen. → Đáp án C.
- Các loại đột biến số lượng NST chỉ làm thay đổi số lượng NST nên làm thay đổi số lượng sản phẩm của gen. Ví dụ đột biến đa bội làm tăng số lượng sản phẩm của gen, đột biến thể một (2n-1) làm giảm số lượng sản phẩm của gen.
- Thường biến chỉ làm biến đổi về kiểu hình mà không làm biến đổi về kiểu gen nên không làm thay đổi sản phẩm của gen.
Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và những quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN.
(3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải:
Có 2 phương án, đó là (2) và (4) → Đáp án B.
Vì ở phân tử tARN có sự kết cặp bổ sung giữa A và U; ở quá trình phiên mã có sự kết cặp bổ sung giữa A và U.
Câu 14: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3’ đến 5’ trên mARN.
II. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
III. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
IV. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án D.
I sai. Vì mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ đến 3’ chứ không phải là từ 3’ đến 5’. Các đáp án còn lại đều là đặc điểm của mã di truyền.
Câu 15: Khi nói về hoạt động của các enzym trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Enzym ADN pôlimeraza là loại enzym có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN.
II. Enzym ARN pôlimeraza là loại enzym có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN.
III. Enzym ligaza có chức năng lắp ráp các nuclêôtit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki.
IV. Enzym ADN pôlimeraza có chức năng tổng hợp nuclêôtit đầu tiên và mở đầu mạch mới.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Hướng dẫn giải:
Chỉ có phát biểu II đúng. → Đáp án D.
Vì trong quá trình phiên mã, enzym ARN pôlimeraza là enzym có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của ADN.
I sai. Vì enzym ADN pôlimeraza không có khả năng tháo xoắn
III sai. Vì enzym ligaza là enzym nối
IV sai. Vì ADN pôlimeraza không thể tự tổng hợp nuclêôtit đầu tiên để mở đầu mạch mới.
Câu 16: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, từng bộ ba theo chiều từ 3’ đến 5’ trên mARN.
II. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
III. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
IV. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án D.
I sai. Vì mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ đến 3’ chứ không phải là từ 3’ đến 5’. Các phát biểu còn lại đều là đặc điểm của mã di truyền.
Câu 17: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại riboxom.
II. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.
III. Các riboxom trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.
IV. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi pôlipeptit, các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Hướng dẫn giải:
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án D.
I sai. Vì mã di truyền được đọc từ một điểm xác định trên phân tử mARN. Mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba mở đầu dịch mã và do vậy có duy nhất một điểm bắt đầu đọc mã. Trên mỗi mARN có nhiều riboxom tiến hành dịch mã nhưng các riboxom này đều đọc mã từ một điểm xác định.
II đúng. Vì trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba đối mã trên tARN khớp bổ sung với một bộ ba mã sao trên mARN.
III đúng. Vì riboxom trượt theo từng bộ ba cho đến khi gặp mã kết thúc thì dừng lại, hai tiểu phần của riboxom tách nhau ra khỏi mARN.
IV đúng. Vì mã di truyền có tính đặc hiệu nên các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ một phân tử mARN luôn có cấu trúc giống nhau.
Câu 18: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của axit amin đó là
A. Ala – Gly – Ser – Pro. B. Pro – Gly – Ser – Ala.
C. Pro – Gly – Ala – Ser D. Gly – Pro – Ser – Ala.
Hướng dẫn giải:
Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi pôlipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’.
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’AGXXGAXXXGGG3’ thì chúng ta viết đảo ngược lại mạch gốc thành: 3’GGGXXXAGXXGA5’.
- Mạch ARN tương ứng là: 5’XXXGGGUXGGXU3’.
- Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi pôlipeptit
Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’XXX GGG UXG GXU3’
Trình tự các aa tương ứng là Pro – Gly – Ser – Ala.
→ Đáp án B.
Câu 19: Giả sử có một chủng vi khuẩn E.coli đột biến, chủng vi khuẩn này không có khả năng sử dụng đường lactozơ cho quá trình trao đổi chất. Đột biến nào sau đây không phải là nguyên nhân xuất hiện chủng vi khuẩn này?
A. Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
B. Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
C. Đột biến ở vùng khởi động P của opêron làm cho các gen trong opêron mất khả năng phiên mã.
D. Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Hướng dẫn giải:
- Đáp án D. Vì khi gen điều hòa bị đột biến làm cho gen này mất khả năng phiên mã thì sẽ không tổng hợp được prôtêin ức chế dẫn tới các gen cấu trúc trong opêron Lac liên tục phiên mã và vi khuẩn sử dụng đường lactozơ cho quá trình trao đổi chất.
- Các phương án A, B đều dẫn tới thiếu một loại enzym trong con đường chuyển hóa và sử dụng lactozơ cho nên vi khuẩn E.coli sẽ không có khả năng sử dụng đường lactozơ.
- Phương án C không phù hợp. Vì nếu các gen cấu trúc của opêron Lac bị mất khả năng phiên mã thì sẽ không tổng hợp được enzym nên không thể chuyển hóa lactozơ.
Câu 20: Một phân tử mARN có chiều dài 3332 trong đó tỉ lệ A:U:G:X = 1:3:2:4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì số nuclêôtit loại A của ADN là
A. 392 B. 98 C. 196 D. 294
Hướng dẫn giải:
Chiều dài = 3332 → Số nuclêôtit của mARN là N
A:U:G:X = 1:3:2:4
Am = 98; Um = 294; Gm = 196; Xm = 392.
Suy ra số nuclêôtit từng loại trên mạch gốc của gen:
Tgen = 98; Agen = 294; Xgen = 196; Ggen = 392.
Số nuclêôtit loại A của ADN là A = Agen + Tgen = 294 + 98 = 392. → Đáp án A.
Câu 21: Khi nói về mối liên quan giữa ADN, ARN và prôtêin ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. ADN làm khuôn để tổng hợp ARN và ngược lại.
II. Một phân tử ADN có thể mang thông tin di truyền mã hóa cho nhiều phân tử prôtêin khác nhau.
III. ADN trực tiếp làm khuôn cho quá trình phiên mã và dịch mã.
IV. Quá trình phiên mã, dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
A. 2. B. 1 C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải:
Chỉ có phát biểu II đúng. → Đáp án B.
Vì trên mỗi phân tử ADN có nhiều gen, mỗi gen quy định tổng hợp 1 loại hoặc nhiều loại prôtêin.
Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay, chi tiết khác:
- Tổng hợp kiến thức NST và đột biến NST
- Phương pháp giải bài tập NST và đột biến NST
- Bài tập NST và đột biến NST (có lời giải)
- Tổng hợp kiến thức Di truyền Menđen
- Phương pháp giải bài tập Di truyền Menđen
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)