Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo

Để giúp học sinh ôn luyện Ngữ Văn lớp 11, Vietjack biên soạn Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo Ngữ văn 11 chọn lọc, hay nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác cũng như ý tưởng của tác giả từ đó dễ dàng trong việc viết bài văn phân tích tác phẩm.

Chí Phèo 

- Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.

- Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.

- Nhan đề Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan đề này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc câu chuyện.

– Nhan đề Chí Phèo thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. ð Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Xem thêm tài liệu ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 11 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học