Xuyên suốt bốn khổ thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng đã sử dụng biện pháp tu từ

Câu hỏi Xuyên suốt bốn khổ thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng đã sử dụng biện pháp tu từ trong bài thơ Bốn mùa mơ ước thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Bốn mùa mơ ước

BỐN MÙA MƠ ƯỚC

(Nguyễn Lãm Thắng)

Em mơ mình là cánh én
Gọi nắng xuân về muôn nơi
Trong veo nỗi niềm thương mến
Hoà trong rộn rã tiếng cười.

Em mơ mình là cơn gió
Giữa ngày nắng hạ nồng oi
Cùng mây bay đi đây đó
Đem mưa dịu mát muôn nơi.

Em mơ là vầng trăng tỏ
Lung linh giữa trời thu xanh
Vui cùng những ngôi sao nhỏ
Như ngàn đôi mắt long lanh.

Em mơ mình là ngọn lửa
Xua tan giá lạnh mùa đông
Đàn chim vui bay về tổ
Bữa cơm chiều quê ấm nồng...

Yêu từng dặm dài đất nước
Em mơ về con đường xa
Bốn mùa còn bao mơ ước
Ở phía chân trời bao la.

(Nguyễn Lãm Thắng, Giấc mơ buổi sáng, NXB Văn học, 2/2017)

Câu hỏi: Xuyên suốt bốn khổ thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng đã sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ. Cụm từ “em mơ” được lặp lại bốn lần, mở đầu cho bốn khổ thơ 1, 2, 3, 4.

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu, liên kết các khổ thơ, giúp tác giả bộc lộ cảm xúc được liền mạch.

+ Nhấn mạnh những ước mơ trong trẻo, tha thiết của nhân vật trữ tình.

+ Qua đó cho thấy tâm hồn trong sáng, khát vọng cống hiến và tình yêu quê hương, yêu cuộc sống của nhân vật trữ tình.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Bốn mùa mơ ước chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học