Trình bày suy nghĩ của em về “mơ ước” của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bốn mùa mơ ước

Câu hỏi Trình bày suy nghĩ của em về “mơ ước” của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bốn mùa mơ ước thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Bốn mùa mơ ước

BỐN MÙA MƠ ƯỚC

(Nguyễn Lãm Thắng)

Em mơ mình là cánh én
Gọi nắng xuân về muôn nơi
Trong veo nỗi niềm thương mến
Hoà trong rộn rã tiếng cười.

Em mơ mình là cơn gió
Giữa ngày nắng hạ nồng oi
Cùng mây bay đi đây đó
Đem mưa dịu mát muôn nơi.

Em mơ là vầng trăng tỏ
Lung linh giữa trời thu xanh
Vui cùng những ngôi sao nhỏ
Như ngàn đôi mắt long lanh.

Em mơ mình là ngọn lửa
Xua tan giá lạnh mùa đông
Đàn chim vui bay về tổ
Bữa cơm chiều quê ấm nồng...

Yêu từng dặm dài đất nước
Em mơ về con đường xa
Bốn mùa còn bao mơ ước
Ở phía chân trời bao la.

(Nguyễn Lãm Thắng, Giấc mơ buổi sáng, NXB Văn học, 2/2017)

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về “mơ ước” của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bốn mùa mơ ước của tác giả Nguyễn Lãm Thắng.

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận

+ Suy nghĩ về “mơ ước” của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bốn mùa mơ ước của tác giả Nguyễn Lãm Thắng.

- Hệ thống ý:

Ước mơ đẹp đẽ của nhân vật trữ tình, gắn liền với hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, ý nghĩa:

+ Ước mơ là cánh én mùa xuân mang đến không khí rộn ràng, ấm áp; mang đến niềm vui…

+ Ước mơ là cơn gió mùa hạ bay khắp nơi, mang theo hơi mát và những cơn mưa dịu lành…

+ Ước mơ là vầng trăng sáng mùa thu, gợi lên không gian yên bình, thơ mộng…

+ Ước mơ là ngọn lửa mùa đông mang lại sự ấm áp, sum vầy:

=> Ước mơ sống có ích, mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

=> Thể hiện lẽ sống cao đẹp, đáng được trân trọng, ngợi ca…

(Trong quá trình phân tích, học sinh cần phân tích từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ… => Tránh diễn xuôi)

Đặc sắc nghệ thuật:

+ Thể thơ 6 chữ tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung của bài thơ.

+ Hình ảnh giàu sức gợi: “cánh én”, “cơn gió”, “vầng trăng”, “ngọn lửa” đều là những hình ảnh quen thuộc, mang tính biểu tượng giàu ý nghĩa…

+ Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ: Cánh én “gọi” nắng xuân, gió “đem” mưa mát lành, trăng “vui” cùng sao nhỏ, lửa “xua tan” giá lạnh giúp thiên nhiên trở nên gần gũi, có hồn.

+ Giọng điệu trong sáng, tha thiết, thể hiện những khát khao hồn nhiên, đẹp đẽ của nhân vật trữ tình…

- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục

+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.

+ Thể hiện rõ suy nghĩ về “mơ ước” của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

- Sáng tạo

+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Đoạn văn tham khảo

Trong bài thơ “Bốn mùa mơ ước” của Nguyễn Lãm Thắng, “mơ ước” của nhân vật trữ tình không chỉ là những hình ảnh thơ mộng mà còn là biểu hiện của một tâm hồn trong sáng, giàu yêu thương và khát vọng sống có ích. Nhân vật mơ mình là cánh én gọi xuân về, là cơn gió mang mưa mát lành giữa ngày hè, là vầng trăng sáng lung linh giữa đêm thu và là ngọn lửa sưởi ấm mùa đông lạnh giá. Những ước mơ ấy gắn liền với thiên nhiên đất trời, mang đến niềm vui, sự an lành cho muôn người. Đặc biệt, khát vọng được góp phần xây dựng quê hương hiện rõ trong lời thơ cuối: “Yêu từng dặm dài đất nước / Em mơ về con đường xa”. Đó là ước mơ cao đẹp, không chỉ mơ cho mình mà còn vì cộng đồng, vì tổ quốc. Bài thơ nhẹ nhàng, trong trẻo nhưng gửi gắm thông điệp nhân văn: hãy sống với lý tưởng đẹp, mang theo những giấc mơ lành để góp phần làm cho cuộc đời trở nên ấm áp và ý nghĩa hơn qua bốn mùa.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Bốn mùa mơ ước chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học