Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn bầu được thể hiện trong bài thơ Đàn bầu
Câu hỏi Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn bầu được thể hiện trong bài thơ Đàn bầu thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Nội dung bài thơ Đàn bầu
ĐÀN BẦU
(Lữ Giang)
Tặng anh Nguyễn Đình Phúc
Lắng tai nghe đàn bầu
Ngân dài trong đêm thâu
Tiếng đàn như suối ngọt
Cứ đưa hồn lên cao.
Tiếng đàn bầu của ta
Lời đằm thắm thiết tha
Cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm như giọng cha
Đàn ngày xưa não ruột
Có người hát xẩm mù
Ôm đàn đi trong mưa…
Mưa hoà cùng nước mắt
Đưa hồn ta lên cao
Đàn bầu làm suối ngọt
Tình yêu quê dâng trào
Thay cho dòng nước mắt.
(Mã Giang Lân sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, Thơ Việt Nam 1954 - 1964, NXB Giáo dục, 1997, tr.155)
Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa của tiếng đàn bầu được thể hiện trong bài thơ Đàn bầu của Lữ Giang.
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn bầu trong văn bản “Tiếng đàn bầu” – Lữ Giang.
- Hệ thống ý:
+ Âm thanh êm dịu và trong trẻo gợi không khí thanh bình của tiếng đàn bầu: Tiếng đàn bầu trong đoạn đầu được miêu tả như “ngân dài trong đêm thâu” tạo nên một không gian tĩnh lặng và thanh bình, như dòng suối ngọt chảy mãi, làm dịu đi những mệt mỏi của cuộc sống.
+ Sự sâu lắng, đằm thắm trong từng giai điệu:
. Tiếng đàn bầu mang “lời đằm thắm thiết tha” phản ánh tình cảm nồng nàn, sâu lắng của con người Việt Nam.
. Hình ảnh cung thanh, cung trầm được ví như “tiếng mẹ” và “giọng cha” thể hiện tình yêu thương gia đình và sự gắn kết tình cảm dân tộc.
+ Nỗi buồn và niềm đau trong lịch sử dân tộc qua tiếng đàn:
. Âm thanh của đàn bầu còn gợi lên những đau thương, mất mát trong lịch sử, với hình ảnh “đàn ngày xưa mất nước” và “người hát xẩm mắt mù” lang thang trong mưa.
. Tiếng đàn bầu như tiếng khóc, tiếng than vãn, phản ánh những thăng trầm trong quá khứ của dân tộc.
+ Niềm vui, niềm tự hào và hy vọng từ tiếng đàn bầu khi đất nước chiến thắng:
. Khi đất nước chiến thắng, tiếng đàn bầu lại vang lên với niềm vui và niềm tự hào sâu đậm, tượng trưng cho sự hồi sinh và sức mạnh của dân tộc.
. Âm thanh ấy không chỉ là niềm vui cá nhân mà còn là niềm vui chung của cả dân tộc, khẳng định sự kiên cường và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
* Âm thanh đàn bầu được miêu tả qua các hình thức nghệ thuật độc đáo. Bởi văn chương…
+ Thể thơ 5 chữ với cách ngắt nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt; cách gieo vần đa dạng giàu nhạc điệu
+ Ngôn ngữ giản dị mà giàu sức gợi
+ Hình ảnh độc đáo…
+ Các phép tu từ so sánh, đối giữa khổ 3 với 4, liệt kê… giàu giá trị biểu cảm.
+ Nhan đề…
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ về ý nghĩa của tiếng đàn bầu trong bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Tiếng đàn bầu trong bài thơ “Đàn bầu” của Lữ Giang được khắc họa bằng những hình ảnh giàu cảm xúc, vừa êm dịu, sâu lắng, vừa thấm đượm nỗi buồn và chan chứa niềm tự hào. Ở đoạn đầu, âm thanh đàn bầu được ví như “suối ngọt”, “ngân dài trong đêm thâu”, gợi nên một không gian thanh bình, tĩnh lặng, như dòng suối dịu dàng chảy mãi, làm vơi đi mệt mỏi của đời thường. Đàn bầu không chỉ là âm thanh, mà còn là lời “đằm thắm thiết tha” – mang theo tình cảm sâu nặng, nồng nàn của con người Việt Nam. Đặc biệt, hình ảnh “cung thanh là tiếng mẹ / cung trầm như giọng cha” là một liên tưởng độc đáo, cho thấy tiếng đàn gắn bó sâu xa với tình cảm gia đình, với cội nguồn dân tộc. Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp thanh thoát, tiếng đàn bầu còn hàm chứa nỗi đau lịch sử: “đàn ngày xưa mất nước”, “người hát xẩm mù” – những hình ảnh gợi niềm thương xót, như tiếng khóc vọng về từ quá khứ. Tuy vậy, khi đất nước hồi sinh, tiếng đàn trở thành biểu tượng cho niềm vui, niềm tự hào bất tận: “Tình yêu quê dâng trào / Thay cho dòng nước mắt”. Nhờ thể thơ 5 chữ giàu nhạc tính, ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, cùng nhiều biện pháp nghệ thuật như đối, so sánh, liệt kê…, bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng tiếng đàn bầu – vừa là biểu tượng văn hóa dân tộc, vừa là tiếng lòng sâu lắng của người Việt Nam.
Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Đàn bầu chọn lọc, hay khác:
Xác định thể thơ và dấu hiện nhận biết thể thơ trong bài Đàn bầu
Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả tiếng đàn bầu trong văn bản Đàn bầu
Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh: Người hát xẩm mắt mù - Ôm đàn đi trong mưa?
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ “Đàn bầu” của Lữ Giang
Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)