Phân tích những liên tưởng của nhân vật trữ tình khi nghe giọng hát của người nông dân

Câu hỏi Phân tích những liên tưởng của nhân vật trữ tình khi nghe giọng hát của người nông dân trong bài thơ Ban mai thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Ban mai

BAN MAI

(Nguyễn Quang Thiều)

Bóng tối đêm dần sáng như một con mèo nhung khổng lồ bước đi uyển chuyển
Cái đuôi mềm của nó chạm vào tôi làm tôi tỉnh giấc
Tôi cựa mình như búp non mở lá
Ý nghĩ mỉm cười trong vắt trước ban mai

Những xôn xao lùa qua hơi ẩm
Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mờ sương
Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm
Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng

Ơi… ơi…ơi, những con đường thân thuộc
Như những ngón tay người yêu lùa mãi vào chân tóc
Ai gọi đấy, ai đang cười khúc khích
Tôi lách mình qua khe cửa, ơi… ơi…

Người nông dân bế tôi lên và đặt vào thùng xe
Dưới vành nón của người cất lên trầm trầm giọng hát
Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót
Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày

Chiếc bánh xe trâu một nửa đã qua đêm
Một nửa thùng cỏ tươi còn trong bóng tối
Và sau tiếng huầy ơ như tiếng người chợt thức
Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình

Tháng giêng, 1992.

(Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr.13-14)

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích những liên tưởng của nhân vật trữ tình khi nghe giọng hát của người nông dân trong đoạn thơ ở phần Đọc hiểu:

Người nông dân bế tôi lên và đặt vào thùng xe

Dưới vành nón của người cất lên trầm trầm giọng hát

Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót

Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận

+ Phân tích những liên tưởng của nhân vật trữ tình khi nghe giọng hát của người nông dân trong đoạn thơ.

- Hệ thống ý:

+ “Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót”: Gợi cảm giác thân quen, ấm no, phản ánh sự cần mẫn, hiền lành và gắn bó với mùa màng của người nông dân.

+ “Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày”: Gợi liên tưởng tới sức sống mãnh liệt từ đất đai, thể hiện sự hồi sinh, sáng tạo của lao động và thiên nhiên.

=> Ý nghĩa của liên tưởng: Thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa con người và quê hương, thiên nhiên, lao động; khắc họa vẻ đẹp giản dị mà giàu sức sống của người nông dân.

- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục

+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.

+ Trình bày rõ hình ảnh liên tưởng của nhân vật trữ tình khi nghe giọng hát của người nông dân và ý nghĩa của những hình ảnh đó.

- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

- Sáng tạo

+ Cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Đoạn văn tham khảo

Nhà thơ Phùng Quán từng tâm sự: “Có những phút ngã lòng/ Tôi vịn vào thơ mà đứng dậy”. Văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng bao giờ cũng có sức chữa lành kì diệu và đã nhiều lần ta bắt gặp liều thuốc tinh thần ấy trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Những câu hát của người nông dân trong đoạn thơ trích từ thi phẩm "Ban mai" đã mang đến cho nhân vật trữ tình cũng như người đọc những liên tưởng thi vị. Ta thử tưởng tượng, giữa sớm ban mai khi sương tan hằn, ngồi trên trâu kéo, với hương cỏ tươi ngọt ngào, chầm chậm lăn bánh trên con đường làng thân thuộc, tiếng hát vang lên đẹp biết bao. Nhân vật trữ tình liên tưởng tiếng hát như "tiếng lúa khô chảy vào trong cót" và như "đất trào lên trong loé sáng lười cày", tất cả đều gắn bó sâu sắc với người nông dân chân chất. Tiếng hát ấy tựa như tiếng reo vui của một mùa bội thu, khi lúa khô chất đầy trong cót; hay cũng có thể là một bài ca vui tươi lao động khi người nông dân cày đất trồng cây. Tiếng hát ấy mang trong nó một vẻ đẹp thật thi vị, bởi nó đại diện cho vẻ đẹp của nhân dân lao động, là khúc nhạc tự hào của quê hương thân thuộc, là tiếng tình tiếng nghĩa đắm say giữa người với người. Phép liên tưởng của nhân vật tôi thật giản dị, gần gũi nhưng cũng thật độc đáo đầy ý thơ, mượn hình ảnh để tái hiện âm thanh, mượn lời hát để bộc bạch niềm

yêu với quê hướng xứ sở, với con người lao động chân chính.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Ban mai chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học