Phân tích nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ trong đoạn thơ: Cỏ lặng dưới chân

Câu hỏi Phân tích nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ trong đoạn thơ: Cỏ lặng dưới chân trong bài thơ Bước mùa xuân thuộc bộ Ngữ liệu ngoài sgk dành cho học sinh lớp 9, lớp 12 đầy đủ câu hỏi đọc hiểu và viết có hướng dẫn chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn tập cho học sinh ôn thi Văn vào lớp 10 hoặc Tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ 70 Ngữ liệu ngoài sgk lớp 12 phần Thơ bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung bài thơ Bước mùa xuân

BƯỚC MÙA XUÂN

(Nguyễn Bao)

Mưa giăng trên đồng

Uốn mềm ngọn lúa 

Hoa xoan theo gió

Rải tím mặt đường.

 

Nụ xoè tay hứng 

Giọt nắng trong veo 

Gió thơm hương lá 

Gọi mầm vươn theo.

 

Cỏ lặng dưới chân

Cũng xanh với nắng 

Ven bãi phù sa 

Dế mèn hắng giọng.

Chuyền trong vòm lá 

Chim có gì vui 

Mà nghe ríu rít 

Như trẻ reo cười.

 

Đây vườn hoa cải 

Rung vàng cánh ong 

Hoa vải đơm trắng 

Thơm lừng bên sông.

 

Mùa xuân đang nói

Xôn xao, thầm thì….

Chốn nào cũng gặp

Bước mùa xuân đi.

(Theo thivien.net)

Câu hỏi: Phân tích nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ trong đoạn thơ:

“Cỏ lặng dưới chân

Cũng xanh với nắng

Ven bãi phù sa

Dế mèn hắng giọng.”

Hướng dẫn trả lời:

- Nhân hóa: “Cỏ lặng”, “Dế mèn hắng giọng” – khiến thiên nhiên trở nên sống động như có cảm xúc, biết cảm nhận mùa xuân.

- Ẩn dụ: “Xanh với nắng” – biểu hiện niềm vui hòa ca cùng mùa xuân.

→ Thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn có tâm hồn, là biểu tượng cho sức sống và sự hòa điệu của vạn vật với đất trời.

Xem thêm các câu hỏi Đọc hiểu và Viết trong bài thơ Bước mùa xuân chọn lọc, hay khác:

Xem thêm bộ ngữ liệu ngoài sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 phần Thơ chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học