Công thức tính nhiệt lượng thu vào (hay, chi tiết)
Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay nhất Vật Lí lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 8.
Bài viết Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay nhất Vật Lí 8.
1. Định nghĩa
Nhiệt lượng thu vào là phần nhiệt năng vật nhận thêm vào trong quá trình truyền nhiệt. Kí hiệu là Qthu.
2. Công thức
- Công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 lên t2 là:
Qthu = m.c.Δt, hay Qthu = m.c.(t2 – t1).
Trong đó:
m: là khối lượng của vật (kg)
c: là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)
Δt = t2 – t1: là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K)
Qthu: là nhiệt lượng vật thu vào (J).
- Lưu ý: Trong công thức nhiệt lượng thu vào thì nhiệt độ t2 luôn lớn hơn t1.
3. Kiến thức mở rộng
Từ công thức tính nhiệt lượng thu vào: Qthu = m.c.(t2 – t1), suy ra:
- Công thức tính khối lượng của vật:
- Công thức tính nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật:
- Công thưc tính độ giảm nhiệt độ của vật:
4. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Người ta phơi ra nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ 28oC lên 34oC. Hỏi nước đã thu được bao nhiêu năng lượng từ Mặt Trời?
Tóm tắt:
V = 5 lít ↔ m = 5kg;
t1 = 28oC; t2 = 34oC; cnước = c = 4200 J/kg.K
Qthu = ?
Lời giải:
Năng lượng 5 lít nước đã thu được từ Mặt Trời là:
Qthu = m.c.Δt = 5.4200.(34 - 28) = 126000J = 126 kJ.
Ví dụ 2: Người ta dùng bếp ga để đun sôi 2 lít nước từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nước trong ấm sôi?
Tóm tắt:
Nước:V1 = 2 lít ↔ m1 = 2 kg, c1 = 4200J/kg.K
Nhôm: m2 = 0,5 kg, c2 = 880J/kg.K.
tnước = tnhôm: t1 = 20°C, t2 = 100°C.
Qthu = Q1 + Q2 = ?
Giải:
Nhiệt lượng mà 2 lít nước ở 20°C thu vào để sôi là:
Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100 - 20) = 672000 (J).
Nhiệt lượng mà ấm nhôm thu vào để nóng lên từ 20 từ 20°C đến 100°C là:
Q2 = m2.c2.Δt = 0,5.880.(100 – 20) = 35200 (J).
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước là:
Q = Q1 + Q2 = 672000 + 35200 = 707200 (J).
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 8 quan trọng hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)