Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 8 Chương 1: Cơ học quan trọng

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng nhớ và nắm vững các công thức Vật Lí lớp 8, VietJack biên soạn tài liệu trọn bộ công thức Vật Lí 8 Chương 1: Cơ học quan trọng đầy đủ công thức quan trọng, lý thuyết và bài tập tự luyện giúp học sinh vận dụng và làm bài tập thật tốt môn Vật Lí lớp 8.

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 8 Chương 1: Cơ học quan trọng




Công thức tính vận tốc

1. Định nghĩa

Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài của quãng đường mà vật đi được trong một đơn vị thời gian.

2. Công thức

* Công thức tính vận tốc: Công thức tính vận tốc     

Trong đó:

s: là độ dài quãng đường vật đi được

t: là khoảng thời gian vật đi hết quãng đường đó

v: là vận tốc của vật

* Đơn vị của vận tốc:

- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài (quãng đường) và đơn vị đo thời gian.

Bảng đơn vị vận tốc:

 Đơn vị đo độ dài

m

m

km

km

cm

Đơn vị đo thời gian

s

phút

h

s

s

Đơn vị đo vận tốc

m/s

m/phút

km/h

km/s

cm/s


- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s và km/h.

Công thức tính vận tốc 

* Dụng cụ đo độ lớn của vận tốc: là tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe.

3. Kiến thức mở rộng

- Công thức tính quãng đường vật đi được: s = v.t.

  Công thức tính thời gian vật chuyển động: Công thức tính vận tốc 

- Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc.

  1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s.

- Vận tốc ánh sáng là 300 000 km/s. Trong vũ trụ, khoảng cách giữa các thiên thể rất lớn, vì vậy trong thiên văn đơn vị độ dài người ta dùng là “năm ánh sáng”. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.

1 năm ánh sáng = 300 000.365.24.3600= 9,4608.1012 km ≈ 1016m.

Vậy mà, khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất lên tới 4,3 năm ánh sáng (gần bằng 43 triệu tỉ mét).

Công thức tính vận tốc trung bình

1. Định nghĩa

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. VD: chuyển động của đầu kim đồng hồ, chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời,…

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. VD: Chuyển động của xe máy, ô tô trên đường, …

- Để đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một chuyển động không đều, ta dùng khái niệm vận tốc trung bình.

2. Công thức 

*Công thức tính vận tốc trung bình: Công thức tính vận tốc trung bình hay nhất   

Trong đó:

s: là tổng quãng đường vật đi được,

t: là tổng thời gian vật đi hết quãng đường đó,

vtb: là vận tốc trung bình của vật trên quãng đường s.

*Chú ý: Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc trung bình đó tính trên đoạn đường nào; vì trên các đoạn đường khác nhau, vận tốc trung bình có thể khác nhau.

3. Kiến thức mở rộng

- Công thức tính tổng quãng đường vật đi được: s = vtb.t.

- Công thức tính tổng thời gian vật chuyển động: Công thức tính vận tốc trung bình hay nhất

- Khi biết độ dài từng phần quãng đường s1, s2,…, scủa cả quãng đường và thời gian tương ứng t1, t2,…, tn ta tính vận tốc trung bình theo công thức:

Công thức tính vận tốc trung bình hay nhất 

Chú ý: Nếu trong thời gian đi cả quãng đường s mà vật dừng lại nghỉ thì tổng thời gian t bao gồm cả thời gian nghỉ.

Phải đổi các quãng đường, thời gian về cùng đơn vị trước khi tính.

- Vận tốc trung bình hoàn toàn khác với trung bình cộng của vận tốc:

Công thức tính vận tốc trung bình hay nhất 

- Một số vận tốc trung bình:

Vật chuyển động

Con ốc sên

Người đi bộ

Người đi xe đạp

Ô tô du lịch

Tàu hoả

Máy bay

Âm thanh trong không khí

Ánh sáng

Vận tốc

m/s

0,0014

1,5

4

15

15

200

340

3.108

km/h

0,005

5,4

14,4

54

54

720

1224

1,08.109

..........................

..........................

..........................

Trên đây là phần tóm tắt một số công thức Vật Lí lớp 8 Chương 1: Cơ học năm học 2021 - 2022 quan trọng, để xem chi tiết mời quí bạn đọc vào từng công thức trên!


Đề thi, giáo án các lớp các môn học