Công thức tính áp suất (hay, chi tiết)
Công thức tính áp suất Vật Lí lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 8.
Bài viết Công thức tính áp suất hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính áp suất Vật Lí 8.
1. Định nghĩa
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Ví dụ: Người và tủ, bàn ghế, máy móc … luôn tác dụng lên nền nhà những lực ép có phương vuông góc với mặt sàn.
2. Công thức
- Công thức tính áp suất:
Trong đó:
F: là áp lực (N)
S: là diện tích bị ép (m2)
p: là áp suất (N/m2)
- Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa): 1 Pa = 1 N/m2.
Chú ý: kí hiệu của áp suất là chữ cái p viết thường
3. Kiến thức mở rộng
- Dựa vào công thức tính áp suất: , ta suy ra:
+ Công thức tính áp lực: F = p.S
+ Công thức tính diện tích mặt bị ép:
- Công thức tính diện tích bị ép với hình dạng cho trước:
+ Hình vuông: S = a2 (a là độ dài của mỗi cạnh hình vuông).
+ Hình chữ nhật: S = a.b (a và b lần lượt là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật).
+ Hình tròn thì S = p.r2 (với r là bán kính của hình tròn).
- Xác định áp lực: Áp lực của vật tác dụng lên mặt phẳng thường bằng trọng lượng của vật (P).
Công thức tính trọng lượng của vật: P = 10.m
Trong đó:
m: là khối lượng của vật (kg),
P: là trọng lượng của vật (N).
4. Bài tập minh họa
BÀI TẬP 1: Một lọ hoa có khối lượng 500g được đặt trên bàn. Tính áp suất mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn, biết đáy bình hoa là hình tròn có đường kính bằng 5cm.
Tóm tắt:
m = 500 g, r = 5 cm: p = ?
Giải:
Đổi: 500 g = 0,5 kg; 5 cm = 0,05 m.
Áp lực mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn bằng trọng lượng của lọ hoa:
F = P = 10.m = 10.0,5 = 5 (N).
Diện tích mặt bị ép bằng diện tích đáy bình hoa:
S = p.r2 = p.0,052 » 7,85.10-3 (m2)
Áp suất mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn là:
BÀI TẬP 2: Chiếc tủ lạnh gây ra một áp suất 1600 Pa lên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của tủ và sàn nhà là 0,5 m2. Hãy tính khối lượng của chiếc tủ lạnh?
Tóm tắt:
p = 1600 Pa, S = 0,5 m2: m = ?
Giải:
Áp lực mà tủ lạnh tác dụng lên sàn nhà là:
F = p.S =1600.0,5 = 800 (N)
Áp lực F do tủ lạnh tác dụng lên sàn nhà có độ lớn bằng trọng lượng P của tủ:
P = 10.m = F = 800 (N)
Vậy khối lượng của tủ lạnh là:
5. Bài tập tự luyện
Bài 1. Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Bài 2. Đơn vị của áp lực là:
A. N/m2
B. Pa
C. N
D. N/cm2
Bài 3. Áp suất được tính bằng công thức
A.
B. p = F.s
C.
D. Tất cả đều sai.
Bài 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của áp suất là:
A. N/m2
B. Bar
C. Pa
D. Tất cả đều sai.
Bài 5: Cho các hình vẽ sai, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất:
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Bài 6: Câu so sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng?
A. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo.
B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép.
C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.
D. Giữa áp suất và áp lực không có mốì quan hệ nào.
Bài 7: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Bài 8. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì
A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.
B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.
C. để tăng áp suất lên mặt đất.
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
Bài 9: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Vì sao?
A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dẽ vào hơn.
C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được
Bài 10: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Vì sao?
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm
B. Vì đệm mút dày hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn
Bài 11. Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có:
A. p1 = p2
B. p1 = 1,2p2
C. p2 = 1,44p1
D. p2 = 1,2p1
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 8 quan trọng hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)