5+ Đoạn văn quan niệm về thơ ca của Thế Lữ qua Cây đàn muôn điệu (điểm cao)

Đoạn văn quan niệm về thơ ca của Thế Lữ qua Cây đàn muôn điệu hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Chia sẻ quan niệm về thơ ca, Thế Lữ viết:

Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;

Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.

(Cây đàn muôn điệu)

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.

Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm thơ ca của Thế Lữ qua bài Cây đàn muôn điệu - mẫu 1

Chia sẻ quan niệm về thơ ca, Thế Lữ viết:

Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;

Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.

Trước hết chúng ta cần xác định Nàng Thơ là gì, đàn muôn điệu là gì? Nàng Thơ được hiểu một cách đơn giản đó là nguồn cảm hứng trong tâm hồn thi sĩ để sáng tác thơ. Nàng Thơ còn là hình bóng trong mộng của nhiều thi nhân, là điểm bắt đầu của nhiều tác phẩm kinh điển mang màu sắc thương nhớ. Đàn muôn điệu có nghĩa là một cây đàn có nốt trầm nốt bổng vì thế một bản đàn sẽ có khúc thăng hoa, khúc trầm lặng, khúc hạnh phúc, khúc đau khổ. Như vậy, qua đây em hiểu câu nói của Thế Lữ “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”, tức là với thể loại thơ ông có nguồn cảm hứng sáng tác rất dồi dào, mãnh liệt. Và với thể loại thơ ông có thể thỏa sức sáng tác và sáng tạo: ông có thể vẽ lên bức tranh cuộc sống muôn màu, vẽ lên mọi cung bậc cảm xúc của con người (buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ, tình yêu, sự thương hại…). Những làn điệu đó được thể hiện qua thơ lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ hay là thơ tự do… thật ấn tượng.

5+ Đoạn văn quan niệm về thơ ca của Thế Lữ qua Cây đàn muôn điệu (điểm cao)

Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm thơ ca của Thế Lữ qua bài Cây đàn muôn điệu - mẫu 2

Qua hai câu thơ trong “Cây đàn muôn điệu” của tác giả Thế Lữ, tác giả đã chia sẻ về quan niệm thơ ca. Với thể loại thơ ông có nguồn cảm hứng sáng tác rất dồi dào, mãnh liệt. Và với thể loại thơ ông có thể thỏa sức sáng tác và sáng tạo: ông có thể vẽ lên bức tranh cuộc sống muôn màu, vẽ lên mọi cung bậc cảm xúc của con người (buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ, tình yêu, sự thương hại…). Những làn điệu đó được thể hiện qua thơ lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ hay là thơ tự do… Thơ ca là tiếng nói của đời sống, vì vậy thơ ca luôn có sức sống dồi dào. Thế Lữ là người cầm bút, vì vậy, ông hiểu rõ nguồn cảm hứng bất tận đến từ thơ ca. Thơ đem đến niềm vui và giúp con người trở nên phong phú, đa sắc màu hơn.

Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm thơ ca của Thế Lữ qua bài Cây đàn muôn điệu - mẫu 3

Ta có thể hiểu, thơ là một thể loại có nhiều cung bậc cảm xúc, trạng thái khác nhau, không bị lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và mỗi người đều có cách cảm nhận riêng và thể hiện cảm xúc đó. Điều đó sẽ tạo nên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật khác nhau cho mỗi bài thơ. Thơ là một thể loại nghệ thuật đa dạng, phong phú và đầy sức gợi. Mỗi bài thơ là một thế giới riêng biệt, mang theo những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật độc đáo, được tạo nên từ cách cảm nhận và thể hiện riêng của mỗi tác giả và mỗi người đọc. Thơ ca cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho con người.

Xem thêm các bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác