Soạn bài Tiếng đàn mưa - Kết nối tri thức
Với soạn bài Tiếng đàn mưa trang 46, 47 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài: Tiếng đàn mưa - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em xúc động.
Trả lời:
- Âm thanh khiến em xúc động nhất là lời ru của mẹ. Âm thanh ấy êm ái, nhẹ nhàng, du dương, đưa em vào giấc ngủ ngon. Từng lời hát ru là từng bài ca dao mang những bài học quý giá như: hiếu thảo, lễ phép, kính trọng thầy cô… Lời hát ru gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người, đã được không ít nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ đưa vào tác phẩm của mình.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Hình dung: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa
- Hoa xuân rụng.
- Thềm lan.
- Nước non.
- Ý khách.
- Bóng dương tà.
- Bóng tà dương.
- Khách tha hương.
- Hàng lệ rơi.
2. Theo dõi: Những nơi mưa rơi xuống.
- Lầu.
- Thềm lan.
- Nẻo dặm ngàn.
- Nước non.
- Ngoài nội trên ngàn.
- Đầm, nẻo đồi.
3. Theo dõi: Cách sử dụng các biện pháp tu từ.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng:
+ Điệp ngữ: “mưa hoa rụng”, “mưa xuống”, “mưa rơi”, “bóng dương”, “mưa trong ý khách”
+ Ẩn dụ: “thềm lan”, “giọng đàn mưa xuân”, “bóng tà dương”, “mưa trong ý khách”,…
- Nhận xét cách sử dụng các biện pháp tu từ:
+ Tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ điệp ngữ và ẩn dụ trong bài thơ bằng cách hợp lý, dễ hiểu.
+ Sử dụng khéo léo, ý nhị, vừa thể hiện nội dung bài thơ rất sâu sắc, vừa làm bài thơ nhịp nhàng, bay bổng.
4. Suy luận: Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” rơi lệ.
- Do “khách tha hương” thấy được bóng tà dương trong một buổi chiều, nhớ lại quê hương nên mới rơi lệ.
- Rộng hơn nữa, “khách tha hương” đã xa quê lâu năm được chứng kiến một cơn mưa, và hàng loạt cảnh vật của cố hương hiện ra trong cơn mưa qua tâm tưởng của “khách”. Chính vì vậy, “khách” đã bồi hổi, xúc động, nhớ nhung về quê hương.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ tái hiện lại một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng tiếng đàn du dương trong cơn mưa. Khi chứng kiến hình ảnh ấy, người khách xa quê bồi hồi, xúc động, sầu đau khi nhớ lại quê hương của mình.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.
Trả lời:
- Bài thơ xen lẫn các cặp câu 7 tiếng với các cặp câu lục bát, trong đó, cặp câu 7 tiếng đứng đầu, sau đó đến cặp câu lục bát.
- Bài thơ gieo vần ở cả vần chân và vần lưng.
+ Về vần lưng: tiếng thứ sáu trong câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu trong câu bát (Ví dụ: ngàn - đàn); tiếng thứ bảy của câu 7 tiếng hiệp vần với tiếng thứ năm của câu 7 tiếng liền kề sau nó (rích - tịch).
+ Về vần chân: vần chân được gieo trong cả bài thơ (dương - hương).
- Câu thơ ngắt nhịp lẻ trước, chẵn sau (Ví dụ: Mưa hoa rụng,/ mưa hoa xuân rụng)
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định bố cục của bài thơ và nêu nội dung chính của từng phần.
Trả lời:
- Bố cục bài thơ gồm 4 phần:
+ Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Những sự vật, hiện tượng xuất hiện trong mưa xuân.
+ Phần 2: Khổ thơ thứ hai: Những nơi mưa rơi xuống.
+ Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Hình ảnh mưa trong buổi chiều xuân.
+ Phần 4: Khổ thơ cuối: Tâm trạng của người khách tha hương.
Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Việc lặp lại những từ ngữ ấy có tác dụng gì?
Trả lời:
- Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thơ:
+ Mưa (hoa).
+ Rụng.
+ Rơi.
+ Xuống.
+ Nước non.
+ Ý khách.
+ Bóng dương
- Tác dụng của việc lặp lại những từ ngữ ấy:
+ Nhấn mạnh những hành động, trạng thái khác nhau của mưa xuân và cảnh vật trong mưa.
+ Làm rõ hơn tâm trạng của người khách tha hương khi nhìn mưa xuân.
Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu những đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ. Theo em, tác giả muốn khắc họa tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?
Trả lời:
- Những đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa là:
+ Những sự vật, hiện tượng được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
+ Các sự vật, hiện tượng mang nghĩa đôi chút mơ hồ, không xác định, hoặc mang nhiều nghĩa (mưa hoa, mưa trong ý khách, bóng dương tà,…).
+ Ở trong từng khổ thơ, các sự vật được nhắc tới có quy mô từ nhỏ đến lớn, sau đó kết thúc bằng sự vật vô cùng nhỏ/ sự vật vô hình (Khổ 1: hoa => lầu, thềm lan => dặm ngàn => giọng đàn; Khổ 2: lầu, thềm lan => nước non => giọt đàn; Khổ 3: đầm, nẻo đồi => bóng dương tà, bóng tà dương => hoa xuân => mưa trong ý khách; Khổ 4: mưa => bóng dương => hàng lệ).
+ Các sự vật, hiện tượng đều có vẻ đẹp rất thơ, tươi tắn, nhưng lại nhuộm màu buồn bởi “hàng lệ rơi” ở cuối bài thơ.
- Qua những sự vật, hiện tượng ấy, tác giả muốn khắc họa tâm trạng:
+ Say mê, yêu mến ngắm nhìn cảnh mưa rơi.
+ Bồi hồi cảm xúc nhớ nhà.
+ Đau đớn, xúc động vì không thể về quê hương, mong muốn trở về cố hương.
Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối
Trả lời:
Mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối:
+ Trong ba khổ thơ đầu, hình ảnh nước non luôn xuất hiện cùng hình ảnh mưa, hiện lên với dáng vẻ hùng vĩ, nên thơ, tươi sáng. Điều này trái ngược hoàn toàn với nội dung hai câu thơ cuối, khi “hàng lệ rơi” của “khách” đã “tắm” màu sắc sầu đau, nhớ nhung cho cả hai câu.
+ Hình ảnh nước non là tiền đề, ‘chất xúc tác” dấn đến tâm trạng của người khách cố hương. Chính vì nhìn cảnh vật nước non trong mưa, ‘khách” mới bồi hồi nhớ lại quê cũ.
Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
- Em ấn tượng nhất với tình cảm yêu quê hương của người khách tha hương vì:
+ Tình cảm ấy đã bao trùm, trở thành điểm nhấn trong bài thơ.
+ Đây là tình cảm thiêng liêng, quý giá mà hầu hết mọi người đang có và phải có.
+ Qua tình cảm yêu quê hương của nhân vật trữ tình, em thấy được một tâm hồn nặng lòng với quê hương của nhà thơ Bích Khê.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng đàn mưa.
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ Tiếng đàn mưa của nhà thơ Bích Khê đem đến cho bạn đọc thật nhiều cung bậc cảm xúc. Bao trùm tác phẩm là nỗi nhớ quê hương của nhân vật “khách” khi ngắm nhìn cảnh mưa xuân. Cảnh mưa trong bài hiện lên đẹp đẽ, nhẹ nhàng, trong trẻo biết bao! Ta thấy một thềm lan, thềm hoa tuôn hoa mưa; những đồng nội bạt ngàn, căng tràn sức sống trong mưa; một tiếng đàn bay bổng; bóng dương tà im ắng; và hình ảnh nước non hùng vĩ. Chứng kiến cảnh vật đẹp như trong tranh ấy, người cố hương say mê, yêu thích, nhưng rồi lại trầm xuống vì bồi hồi nhớ quê hương. Sau tất cả, điều đọng lại trong tâm trí người đọc lại là “muôn hàng lệ rơi” của người khách tha hương. Hàng lệ không chảy theo hạt, mà được miêu tả là “muôn”, diễn tả sự đau đớn như xé lòng của “khách”. Đọc bài thơ, tôi cảm giác mình cũng đang sầu đau, khóc thầm, nhớ quê hương biết nhường nào!
Bài giảng: Tiếng đàn mưa - Cô Nguyễn Thị Hoa (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT