Trắc nghiệm Quê hương (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 35 câu hỏi trắc nghiệm Quê hương Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.

Tìm hiểu tác giả Tế Hanh

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Tế Hanh? 

A. Quảng Nam

B. Quảng Ninh

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Trị

Câu 2. Đâu là năm sinh, năm mất của Tế Hanh?

A. 1910 - 2000

B. 1921 - 2009

C. 1930 - 2015

D. 1940 - 2020

Câu 3. Tế Hanh viết văn từ khi nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mỹ

D. Khi đất nước thống nhất

Câu 4. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tế Hanh cũng là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, đúng hay sai?

                           Đúng                           Sai

Câu 5. Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?

A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.

B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.

C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.

D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.

Câu 6. Đâu không phải là sáng tác của Tế Hanh?

A. Vượt thác

B. Gửi miền Bắc

C. Quê hương

D. Hai nửa yêu thương

Câu 7. Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tế Hanh?

A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.

B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết

C. Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.

D. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.

Câu 8. Tế Hanh nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

A. 1995

B. 1996

C. 1997

D. 1998

Câu 9. Đâu là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác của Tế Hanh?

A. Châm biếm những hiện tượng lố bịch trong xã hội

B. Phê phán giai cấp phong kiến

C. Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên

D. Con người, cuộc sống của làng chài quê hương

Câu 10. Phong cách sáng tác của Tế Hanh như thế nào?

A. Cảm xúc chân thành mà tinh tế, thiết tha

B. Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng

C. Lời thơ giản dị, giàu hình ảnh

D. Tất cả đáp án trên

Câu 11. Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến có đặc điểm gì?

A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên

B. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này

C. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ Quốc được thống nhất

D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù

Câu 12. Tác phẩm nào không phải sáng tác của Tế Hanh?

A. Hoa niên

B. Vội vàng

C. Quê hương

D. Câu chuyện quê hương

Câu 13. Tác phẩm nào không phải sáng tác của Tế Hanh?

A. Chuyện em bé cười ra đồng tiền

B. Tràng Giang

C. Nghẹn ngào

D. Con đường và dòng sông

Câu 14. Tế Hanh tên khai sinh là?

A. Trần Tế Hanh

B. Nguyễn Tế Hanh

C. Lê Tế Hanh

D. Trịnh Tế Hanh

Tìm hiểu bài thơ Quê hương

Câu 1. Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?

A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)

B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)

C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)

D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)

Câu 2. Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?

A. Làm muối

B. Đóng thuyền đi biển

C. Đánh cá biển

D. Cả ba nghề trên

Câu 3. Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?

A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.

B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.

C. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.

D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Câu 4. Quê hương thuộc thể thơ gì?

A. Năm chữ

B. Bảy chữ

C. Tám chữ

D. Lục bát

Câu 5. Quê hương là văn bản ca ngợi?

A. Cảnh quan vùng biển Nam Trung Bộ

B. Vẻ đẹp lao động của người ngư dân

C. Đáp án A và B

D. Miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Bắc

Câu 6. Qua văn bản "Quê hương", nhận định đúng nhất về thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ?

A. Hoang dã, hùng vĩ

B. Trù phú, độc đáo

C. Giàu có, hoa lệ

D. Tươi sáng, sinh động

Câu 7. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Quê hương"?

A. Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

B. Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

C. Nghệ thuật ước lệ đặc sắc

D. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…

Câu 8. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 9. Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?

A. Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.

B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.

C. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 10. Trong đoạn thứ hai bài "Quê hương" (từ câu 4 đến câu 8) nói đến cảnh gì?

A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.

B. Cảnh đánh cá ngoài khơi.

C. Cảnh đón thuyền cá về bến.

D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.

Câu 11. Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Hoán dụ

B. ẩn dụ

C. Điệp từ

D. So sánh và nhân hóa

Câu 12. Câu thơ nào miêu tả nét ngoại hình đặc trưng của dân chài lưới?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng - Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Câu 13. Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?

A. Con tuấn mã

B. Mảnh hồn làng

C. Dân làng

D. Quê hương

Câu 14. Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

A. Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.

B. Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.

C. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

D. Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.

Câu 15. Khung cảnh của làng quê tác giả trong mỗi lần đón thuyền về rất tấp nập. Cảnh tấp nập ấy được diễn tả trong câu thơ nào của bài "Quê hương"?

A. Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng – Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

C. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng – Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

D. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ - Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

Câu 16. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Có ý kiến rằng “Trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa”

                            Đúng                     Sai

Câu 17. Bài thơ Quê hương được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1937

B. 1938

C. 1939

D. 1940

Câu 18. Bài thơ Quê hương được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương – một làng chài ven biển tha thiết

B. Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước

C. Khi tác giả đang trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền (Thái Bình)

D. Được viết ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ đầy ác liệt

Câu 19. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Quê hương là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 20. Bài thơ Quê hương được chia thành mấy phần?

A. 3 phần

B. 4 phần

C. 5 phần

D. 6 phần

Câu 21. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ “Quê hương”?

A. Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

B. Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

C. Nghệ thuật ước lệ đặc sắc

D. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ…

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác