Trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 39 câu hỏi trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.

Tìm hiểu tác giả Thanh Hải

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Thanh Hải ?

A. Quảng Bình

B. Quảng Trị

C. Thừa Thiên Huế

D. Đà Nẵng

Câu 2. Đâu là năm sinh năm mất của Thanh Hải?

A. 1925 – 1975

B. 1930 – 1980

C. 1935 – 1985

D. 1940 – 1990

Câu 3. Thanh Hải bắt đầu hoạt động văn nghệ từ khi nào?

A. Đầu kháng chiến chống Pháp.

B. Giữa kháng chiến chống Pháp.

C. Cuối kháng chiến chống Pháp.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 4. Trong kháng chiến chống Mỹ, Thanh Hải hoạt động văn nghệ ở đâu?

A. Hà Nội

B. Đà Nẵng

C. Sài Gòn

D. Huế

Câu 5. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhận xét Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6. Từ sau năm 1954 đến 1964 ông làm công việc gì?

A. Bộ đội trên chiến trường Trường Sơn

B. Cán bộ tuyên huấn

C. Giao liên

D. Tất cả các phương án trên đều sai

Câu 7. Đâu không phải là đặc điểm thơ của Thanh Hải?

A. Bình dị, nhẹ nhàng

B. Đậm chất triết lí

C. Tình yêu cuộc sống tha thiết

D. Đậm chất chính luận, sử thi hào hùng

Câu 8. Thanh Hải thường viết về đề tài gì?

A. Thiên nhiên

B. Lòng yêu cuộc sống

C. Tình yêu lứa đôi

D. Thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống

Câu 9. Thanh Hải không làm chức danh nào sau đây?

A. Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

B. Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam

C. Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

D. Tổng thư kí Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên

Câu 10. Đâu không phải là tập thơ của Thanh Hải?

A. Những đồng chí trung kiên.

B. Huế mùa xuân.

C. Mưa xuân trên đất này.

D. Đất nước.

Câu 11. Nhà thơ Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống?

A. Mỹ

B. Pháp

C. Nhật

D. Pôn-pốt

Câu 12. Đâu không phải sáng tác của nhà thơ Thanh Hải?

A. Những đồng chí trung kiên

B. Mưa xuân đất này

C. Gửi hương cho gió

D. Dấu võng Trường Sơn

Câu 13. Trong thời kì đất nước còn bị chia cắt, ông đã viết nhiều bài thơ thể hiện điều gì?

A. Tình yêu, khát vọng thống nhất đất nước

B. Quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo

C. Tính hàm súc, triết lý

D. Tính hướng nội mang đậm phong cách cá nhân

Câu 14. Sáng tác nào được xem là tiêu biểu nhất của Thanh Hải?

A. Mưa xuân đất này

B. Dấu võng Trường Sơn

C. Những đồng chí trung kiên

D. Mùa xuân nho nhỏ

Câu 15. Tập thơ Những đồng chí trung kiên được Thanh Hải sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1962

B. 1970

C. 1975

D. 1977

Câu 16. Tập thơ Dấu võng Trường Sơn được Thanh Hải sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1962

B. 1970

C. 1975

D. 1977

Câu 17. Tập thơ Mưa xuân đất này được Thanh Hải sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1970

B. 1975

C. 1977

D. 1982

Câu 18. Thơ Thanh Hải được yêu mến rộng rãi nhờ đâu?

A. Giọng điệu mộc mạc, chân thành

B. Hình thức thơ giản dị, giàu tính dân tộc

C. Ngôn ngữ đầy cá tính, sáng tạo

D. A và B đúng

Câu 20. Nhà thơ Thanh Hải xuất thân trong một gia đình như thế nào?

A. Nhà Nho

B. Địa chủ

C. Tri thức nghèo

D. Quan chức

Phân tích văn bản Mùa xuân nho nhỏ

Câu 1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

A. 1930 - 1945

B. 1954 - 1975

C. 1945 - 1954

D. 1975 - 2000

Câu 2. Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?

A. Đêm nay Bác không ngủ

B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

C. Đồng chí

D. Đoàn thuyền đánh cá

Câu 3. Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ?

A. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.

B. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung.

C. Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

D. Phương án A và C

Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

A. Nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca.

B. Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm.

C. Nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5. Thanh Hải sáng tác Mùa xuân nho nhỏ vào khoảng thời gian nào?

A. Khi ông vừa tham gia chiến trường.

B. Khi ông vừa lập gia đình.

C. Khi đất nước bước vào mùa xuân hòa bình đầu tiên.

D. Khi ông đang nằm trên giường bệnh.

Câu 6. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì?

A. Là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

B. Là quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

C. Là nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8. Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?

A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước

B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế

C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội

D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc

Câu 9. Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

A. Hào hùng, mạnh mẽ

B. Bâng khuâng, tiếc nuối

C. Trong sáng, thiết tha

D. Nghiêm trang, thành kính

Câu 10. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?

A. Thất bại là mẹ thành công.

B. Sống là cống hiến.

C. Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.

D. Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.

Câu 11. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ do ai sáng tác?

A. Xuân Diệu

B. Thanh Hải

C. Tố Hữu

D. Xuân Quỳnh

Câu 12. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời

B. Khi nhà thơ trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền

C. Khi nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước

D. Khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, tác giả bị bắt giặc bắt giam

Câu 13. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được chia thành mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 14. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thuộc thể thơ gì?

A. Năm chữ

B. Bốn chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Câu 15. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 16. Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

A. Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người

B. Là tiếng nói thiết tha của người trọng bệnh đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời

C. Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh

D. Tất cả đáp án trên

Câu 17. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chính nào?

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa

Câu 18. Hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến thể hiện điều gì?

A. Những gì đẹp nhất của mùa xuân

B. Những gì nhỏ bé trong cuộc sống

C. Những gì đẹp nhất mà mỗi con người muốn có

D. Mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ

Câu 19. Câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác