Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 20 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 20 Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.

Tìm hiểu biện pháp tu từ chơi chữ

Câu 1. Chơi chữ là gì?

A. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

B. Chơi chữ là sự đảo ngược âm tiết, tạo ra nhạc điệu cho câu văn, câu thơ.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 2. Các lối chơi chữ nào thường gặp?

A. Dùng từ đồng âm, gần âm (trại âm)

B. Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa

C. Dùng cách điệp âm, nói lái

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 3. Câu sau sử dụng lối chơi chữ nào?

Mời cô mời bác ăn chung

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

A. Dùng từ đồng nghĩa

B. Dùng cách điệp âm

C. Dùng lối nói lái

D. Dùng từ ngữ trái nghĩa

Câu 4. Câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào?

“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?”

A. Dùng cách điệp âm

B. Dùng cặp từ trái nghĩa, dùng từ đồng âm

C. Dùng từ đồng âm

D. Dùng cặp từ trái nghĩa

Câu 5. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:

“Con cá đối bỏ trong cối đá

Con mèo cái nằm trên mái kèo”

A. Từ ngữ đồng âm

B. Nói lái

C. Cặp từ trái nghĩa

D. Điệp âm

Câu 6. Câu đối sau sử dụng lối chơi chữ nào?

Thiếp từ thuở lá thắm xa duyên, khi vận tía lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ. Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

(Tặng vợ người thợ nhuộm khóc chồng – Nguyễn Khuyến)

A. Dùng từ đồng âm

B. Dùng từ cùng trường nghĩa

C. Dùng từ đồng nghĩa

D. Dùng lối nói lái

Câu 7. Chơi chữ thường được sử dụng trong trường hợp nào?

A. Cuộc sống thường ngày

B. Trong văn thơ

C. Thơ trào phúng, câu đối, câu đố

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8. Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò

A. Dùng từ đồng âm

B. Dùng lối điệp âm

C. Dùng tù trái nghĩa

D. Dùng lối nói trại âm

Câu 9. Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương

A. Dùng từ đồng âm

B. Dùng từ cùng trường nghĩa

C. Dùng tù đồng nghĩa

D. Dùng lối nói lái

Câu 10. Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em

A. Dùng từ đồng âm

B. Dùng từ cùng trường nghĩa

C. Dùng tù đồng nghĩa

D. Dùng lối nói lái

Câu 11. Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?

A. Dùng từ đồng âm

B. Dùng từ cùng trường nghĩa

C. Dùng từ trái nghĩa

D. Dùng lối nói lái

Câu 12. Đoạn thơ dưới đây chơi chữ ở từ ngữ nào?

Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

A. Dùng từ đồng âm: cam trong “gói cam” và “cam lai”.

B. Dùng thành ngữ Khổ tận cam lai.

C. Dùng điệp âm đây và cây.

D. Không sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ.

Tìm hiểu biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần

Câu 1. Điệp thanh là gì?

A. Là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe).

B. Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến là một hoặc nhiều người tham gia giao tiếp trực tiếp.

C. Là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (hoặc thanh trắc) để tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt cho câu thơ

D. Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến không phải là người tham gia đối thoại trực tiếp.

Câu 2. Trường hợp nào sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh?

A. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

B. Lơ thơ tơ liễu buông mành.

Con oanh học nói trên cành mỉa mai

C. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

D. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

Câu 3. Tác dụng của điệp thanh là gì?

A. Tăng tính nhạc

B. Nâng cao hiệu quả diễn đạt cho câu thơ

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp điệp thanh trong câu thơ sau:

“Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”

A. Tạo tính nhạc, giúp người đọc cảm nhận những giọt mưa đang rơi mau ở khắp chốn

B. Tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ

C. Nhấn mạnh sự não nề, ảm đạm của cơn mưa

D. Như tiếng lòng của thi nhân muốn dịu lại, vơi đi những nỗi sầu

Câu 5. Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?

Lam nhung ô! màu lưng chừng trời;

Xanh nhung ô! Màu phơi nơi nơi.

Vàng phai nằm im ôm non gầy;

Chim yên neo mình ôm xương cây.

(Hoàng Hoa – Bích Khê)

A. Điệp thanh ngang.

B. Điệp thanh bằng

C. Điệp thanh trắc.

D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.

Câu 6. Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?

Ô trời hôm nay sao mà xanh!

Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,

Nhung mây tê ngời sao kim cương,

Dạ lan tê ngời say men hương;

(Nghê thường – Bích Khê)

A. Điệp thanh ngang

B. Điệp thanh bằng

C. Điệp thanh trắc

D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc

Câu 7. Biện pháp tu từ điệp vần có thể xuất hiện ở đâu trong bài thơ?

A. Âm tiết cuối cùng của câu thơ.

B. Âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.

C. Âm tiết nằm ở đâu câu thơ.

D. Âm tiết cuối cùng và âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.

Câu 8. Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết cuối cùng của câu thơ gọi là gì?

A. Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần cách

D. Vần liền

Câu 9. Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết nằm ở khoảng giữa của câu thơ gọi là gì?

A. Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần cách

D. Vần liền

Câu 10. Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì?

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

A. Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần cách

D. Vần liền

Câu 11. Tác dụng của phép điệp vần trong đoạn thơ dưới đây là gì?

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)

A. Tạo cho câu thơ sự cân đối, nhịp nhàng, giúp người đọc liên tưởng đến một vùng quê yên bình sau cơn mưa, vạn vật đã tràn đầy sức sống

B. Tạo cho câu thơ những nhịp nhanh, dồn dập để diễn tả cơn mưa rào

C. Tạo không khi sâu lắng, có phần ảm đạm trong cơn mưa

D. Tạo cho câu thơ sự hài hòa về mặt thanh điệu

Câu 12. Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta.

(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)

A. Điệp vần lưng “ta” – “xa”: nhấn mạnh truyền thống kể chuyện cổ tích của dân tộc Việt Nam

B. Điệp vần chân “ta” – “xa”: nhấn mạnh những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và vẻ đẹp tâm hồn toát lên từ mỗi con người Việt Nam

C. Điệp vần chân “thương” – “thương”: nhấn mạnh tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau của con người Việt Nam

D. Điệp vần chân “tôi” – “tôi”: như một lời khẳng định chắc nịch về tình yêu nước và niềm tự hào về những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam

Câu 13. Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:

Bè chiều đi thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim.

A. Điệp vần chân “lim” – “dim” tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái

B. Điệp vần lưng “lim” – “dim” tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái

C. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả trạng thái của những bè gỗ trôi sát nhau trên dòng nước hết sức nhẹ nhàng, tạo nên sự yên ả, thanh bình

D. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả sự tĩnh lặng của không gian qua hình ảnh bầy trâu đầm mình dưới dòng nước, tạo nên sự yên ả, thanh bình

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác