5+ Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn
Chọn và phân tích một hoặc hai câu thơ mà em thích nhất trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 1)
- Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 2)
- Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 3)
- Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 4)
Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn - mẫu 1
Sau khi đã cứu sống Vân Tiên, biết tình cảm của chàng, ông Ngư đã đề nghị Vân Tiên ở lại, sẵn sàng cưu mang chàng, dù cuộc sống của gia đình ông cũng chỉ “hẩm hút” rau cháo qua ngày. Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng và Vân Tiên không biết lấy gì báo đáp.
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, không phải chỉ một lần Nguyễn Đình Chiểu nói đến tấm lòng hào hiệp, trọng điều nhân nghĩa, không vụ lợi cá nhân này. Khi Lục Vân Tiên đánh tan lũ cướp, cứu thoát Kiều Nguyệt Nga, đã khẳng khái tuyên bố:
Làm ơn há nghĩa trông người trả ơn
Và ông Tiều, sau khi cứu Vân Tiên ra khỏi hang Thương Tòng cũng đáp lời tạ ơn của chàng:
Làm ơn mà lại trông người sao hay?
Thấy việc nghĩa thì làm, không tính toán thiệt hơn, không chờ đợi báo đáp, đó cũng là một nét đẹp nhân cách của ông Ngư, một người lao động bình thường.
Cuộc sống của ngư ông là một cuộc đời lao động bình thường của dân chài lưới trên sông nước, được cảm nhận bằng con mắt và trái tim của nhà thơ nên có phần thi vị hóa. Đó là một cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc; một cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hòa nhập với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên, một cuộc sống lạc quan, ung dung, thanh thản, bởi con người tự mình làm chủ, có thể ứng phó với mọi tình thế tìm thấy niềm vui trong công việc lao động tự do của mình.
Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn - mẫu 2
Em thích nhất câu thơ “Hối con vầy lửa một giờ/ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày” vì câu thơ đã thể hiện tấm lòng chân thành của ngư ông với Lục Vân Tiên. Thấy chàng gặp nạn, ngư ông ngay lập tức ớt Vân Tiên, hơ tay, hơ bụng dạ, mặt mày đê kiểm tra Vân Tiên còn sống hay đã chết. Mục đích duy nhất của ngư ông lúc bấy giờ chỉ là cứu người. Thái độ của ngư ông vô cùng khẩn trương, nhanh chóng khi cứu Vân Tiên; sẵn sàng an ủi, chia sẻ, cảm thông khi biết sự tình khốn khổ của Vân Tiên. Hơn hết, tuy cứu được mạng người nhưng ông không hề kỳ vọng vào sự báo đáp hay đền ơn đáp nghĩa nào. Có thể thấy, Ngư Ông chính là nhân vật điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động với bản tính lương thiện, chất phác.
Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn - mẫu 3
Khi Vân Tiên băn khoăn "ông lấy chi nuôi", ông Ngư đã thể hiện lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của mình qua câu nói: "Lòng lão chẳng mơ/ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn". Câu nói có nghĩa là làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp. Đó là sự trong sạch vô tư đến tuyệt vời của một tâm hồn lành mạnh. Điều đó một lần nữa còn được thể hiện qua cuộc sống lao động của ông Ngư. Đó là một cuộc sống trong sạch, không chạy theo danh lợi, khinh ghét thói đời bạc đen, dối trá.
Phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn - mẫu 4
“Ngư rằng : Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn"
Câu thơ đầu tiên "Lòng lão chẳng mơ" như một lời khẳng định về phẩm chất cao đẹp của ông Ngư. "Lòng lão" - cụm từ ấy gợi cho ta hình ảnh một người đàn ông già dặn, chất phác, mang trong mình tâm hồn bình dị, ung dung tự tại. "Chẳng mơ" - hai chữ ấy thể hiện sự vô tư, không vụ lợi, không toan tính của ông Ngư khi làm việc thiện. Ông không hề mong muốn được đền đáp, được báo đáp cho những gì mình đã làm.
Câu thơ thứ hai "Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn" càng làm rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của ông Ngư. "Dốc lòng" - hai chữ ấy thể hiện sự hết lòng, hết dạ, dốc hết sức mình để giúp đỡ người gặp khó khăn. "Nhân nghĩa" - đó là phẩm chất cao đẹp, đạo lý cao đẹp của con người, là việc làm xuất phát từ lòng nhân ái, sự vị tha. "Há chờ trả ơn" - câu hỏi tu từ khẳng định một lần nữa ông Ngư không hề mong đợi sự đền đáp cho việc làm tốt.
Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng đã khắc họa thành công hình ảnh ông Ngư - một lão ngư dân nghèo khổ nhưng có tấm lòng nhân hậu, vị tha bao la. Ông là hiện thân cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam.
Xem thêm các bài Soạn văn 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em yêu thích
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều