Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống (trang 123) - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống trang 123 → 129 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

Soạn bài: iết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống - Cô Thu Hà (Giáo viên VietJack)

* Khái niệm:

Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống là kiểu văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét, giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ.

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

• Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về thời gian, địa điểm, tên tổ chức hoặc cá nhân nhận kiến nghị; thông tin về người viết kiến nghị; lí do, nội dung kiến nghị.

• Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

• Bố cục văn bản thường gồm các phần:

Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống | Hay nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Bản kiến nghị: Về việc tạo không gian yên tĩnh, thuận lợi cho sinh hoạt, học tập.

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Văn bản đã đáp ứng được những yêu cầu nào về hình thức (bố cục, cách trình bày thông tin từng phần…) của một bản kiến nghị?

Trả lời:       

- Văn bản đáp ứng đủ ba phần: mở đầu, kết thúc, nội dung.

- Cách trình bày thông tin cũng đúng theo bố cục từng phần.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Liệt kê các loại thông tin cần phải nêu rõ ở phần mở đầu của bản kiến nghị.

Trả lời:

Các loại thông tin cần phải nêu rõ ở phần mở đầu của văn bản kiến nghị:

- Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị của người viết (nếu có): Trình bày sát lề trái của văn bản.

- Số kí hiệu văn bản (nếu có): trình bày sát lề trái của văn bản.

- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt nội dung vấn đề kiến nghị, tên cá nhân tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức làm văn bản kiến nghị.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vấn đề của đời sống mà người viết văn bản kiến nghị là gì? Nêu một số bằng chứng cho thấy nội dung kiến nghị đã được trình bày rõ ràng.  

Trả lời:

- Vấn đề của đời sống mà người viết văn bản kiến nghị là:

+ Tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt học tập của học sinh

+ Có kẻ xấu lợi dụng sơ hỏe để lấy cắp đồ đạc hoặc có hành vi thiếu đúng đắn với nữ sinh.

+ Nhiều bóng điện bị hư hỏng

- Phần nội dung đã nêu rõ các nội dung kiến nghị và đề xuất giải pháp cho từng đề nghị

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định những nội dung chính được trình bày trong phần kết thúc bản kiến nghị.

Trả lời:

Các nội dung chính được trình bày trong phần kết thúc là:

- Lời cảm ơn

- Kí tên người đại diện làm kiến nghị

*Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Giả sử em được tập thể lớp giao nhiệm vụ kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khoá để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh hoặc có giải pháp xây dựng môi trường học tập tốt hơn. Hãy thay mặt lớp viết bản kiến nghị đó.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Đối với để bảo nảy, nội dung kiến nghị có thể là

- Mở lớp học bơi nhân dịp nghỉ hè.

- Bổ sung nguồn sách tham khảo của thư viện.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho một môn học.

- Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng trường vào giờ tan học.

- …

Lưu ý: Bản kiến nghị sẽ ý nghĩa hơn nếu em chọn được những vấn đề thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, rèn luyện của học sinh.

• Để bài viết đạt hiệu quả giao tiếp, trước khi viết, em xác định

- Mục đích viết bản kiến nghị nảy là gì?

- Cả nhân hoặc tổ chức nào có trách nhiệm nhận và giải quyết kiến nghị

- Với mục đích, đối tượng đó, nội dung và cách viết sẽ như thế nào?

• Tìm tư liệu liên quan đến bản kiến nghị bằng một số cách sau

– Tìm tài liệu liên quan đến yêu cầu về đặc điểm và hướng dẫn viết bản kiến nghị trong sách hoặc Internet.

– Đọc lại phần Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản để học cách viết bản kiến nghị. – Ghi chép ý kiến của các bạn trong buổi họp lớp về vấn đề dự định kiến nghị, những để xuất liên quan. Nếu vấn đề kiến nghị là của nhiều thành viên trong lớp, em cần thu thập đủ chữ kí của các bạn.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

• Để hình thành ý tưởng cho bài viết, em trả lời các câu hỏi sau

– Trưởng hoặc lớp em đang tồn tại vấn đề gì có thể gây bất tiện, bất lợi cho học sinh hoặc những vấn để có thể điểu chỉnh, thay đổi để tạo môi trường học tập, vui chơi tốt hơn cho học sinh?

– Nội dung cụ thể của vấn đề cần kiến nghị là gì?

- Những giải pháp nào có thể giải quyết vấn đề đó?

– Người hoặc tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết?

– Có cẩn và có thể thu thập thông tin gì liên quan đến nội dung cần kiến nghị (ví dụ: ý kiến của học sinh, hình ảnh làm bằng chứng...) hay không?

• Sắp xếp các ý đã tìm theo trình tự bố cục của văn bản:

– Phần mở đầu: tên cơ quan, tổ chức (nếu có), quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm và thời gian viết kiến nghị; tên văn bản và tóm lược sự việc kiến nghị, người/ tổ chức nhận, thông tin cơ bản về người viết (lý: nếu người viết đại diện cho ý kiến của tập thể, cần ghi rõ người viết được tập thể uỷ quyền).

– Phần nội dung: lý do kiến nghị, nội dung kiến nghị, đề xuất các hướng giải pháp liên quan đến vấn đề kiến nghị (nếu có).  

- Phần kết thúc: lời cảm ơn, chữ ký và họ tên người viết kiến nghị.

Bước 3: Viết bài

Khi viết em cần:

- Trình bày cụ thể nội dung cần kiến nghị.

- Ghi đúng người nhận kiến nghị (cá nhân hoặc cấp thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết)

- Chỉ nêu các nội dung, phản ánh, đề xuất có căn cứ thực hiện và mang tính khả thi trong việc giải quyết khắc phục…

- Chỉ nêu các nội dung, phản ánh, đề xuất có căn cứ thực tế và mang tính khả thi trong việc giải quyết khắc phục…

Bài viết tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                          Hà Nội, Ngày 15 tháng 3 năm 2023

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS A

Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với ban giám hiệu trường một việc như sau: Sau khi tham khảo kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh khối 7. Do muốn nâng cao kỹ năng sống, chúng em cảm thấy cần phải bổ sung một số hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.

Thay mặt lớp 7A, Em xin chân thành cảm ơn!

Người viết đơn kiến nghị

                                                                                    Nguyễn Văn A
                                                                                   (cùng tập thể học sinh lớp 7A)

 

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết:

Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản kiến nghị về vấn đề của đời sống

 

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Bố cục

Đủ 3 phần: mở đầu, nội dung kiến nghị, kết thúc.

 

 

Phần mở đầu

Tên cơ quan chủ quản, quốc hiệu: viết in hoa, ở trên cùng văn bản.

 

 

Tiêu ngữ: viết chữ thường, cách giữ, dưới quốc hiệu, chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-)

 

 

Điạ điểm, thời gian viết văn bản: đặt dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và lùi sang bên phải văn bản.

 

 

Tên văn bản: viết chữ in hoa, cỡ chữ lớn hơn các chữ khác trong văn bản, ở giữa văn bản.

 

 

Dòng tóm tắt nội dung kiến nghị: viết chữ thường, đặt dưới tên văn bản, đặt ở giữa văn bản.

 

 

Trình bày đầy đủ thông tin về người nhận/ tổ chức nhận.

 

 

Trình bày tóm tắt các thông tin về người kiến nghị.

 

 

Phần nội dung

Trình bày rõ lí do kiến nghị.

 

 

Trình bày chính xác, rõ ràng nội dung cần kiến nghị.

 

 

Đề xuất hướng giải quyết hợp lí

 

 

Phần kết thúc

Khẳng định lại lí do kiến nghị hoặc cam đoan những nội dung kiến nghị là đúng sự thật.

 

 

Có lời cảm ơn.

 

 

Có chữ kí và họ tên của người viết.

 

 

Diễn đạt

Ngôn ngữ của văn bản chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.

 

 

 

- Bổ sung những nội dung còn thiếu và sửa các lỗi chính tả, diễn đạt.

- Nêu một số điểm cần lưu ý khi viết bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.

Bài giảng: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống - sách Chân trời sáng tạo - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: