Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 78 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Tri thức ngữ văn trang 78 Tập 1 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1. Truyện cười

- Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đã kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.

- Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

- Bối cảnh thưởng không được miêu tả cụ thể, ti mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hoa, phong tục gắn với từng truyện.

- Nhân vật thường có hai loại:

+ Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt... hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hải hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ.

+ Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển Bột...) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phú của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện Bác Ba Phi...).

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hải hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn...

- Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt. Dưới đây là một số thủ pháp thường gặp:

1. Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách:

a. Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, giữa thật và giả, giữa lời nói và hành động...

b. Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật, tạo nên những liên tưởng, đổi sánh bất ngờ, hài hước, thú vị.

2. Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tinh trào phủng (lối nói khoa trương, phóng đại,

chơi chữ...).

2. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.

- Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn để cập đến.

Ví dụ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. (Tục ngữ)

- Câu tục ngữ trên có nghĩa tưởng minh: Nếu bỏ cộng súc ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim. Tuy nhiên, nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa thật sự mà câu tục ngữ muốn đề cập đến là: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công. Để suy ra nghĩa hàm ẩn, chúng ta phải sử dụng tri thức nền của bản thân và chú ý đến các từ ngũ quan trọng trong câu. Chẳng hạn, trong câu tục ngữ này, chúng ta phải chú ý đến các từ ngữ “mài sắt”, “nên kim”. Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống hằng ngày.

3. Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị

- Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.

- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn.

Ví dụ: Dùng lại đây bắt một mở chim đi, tia! (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) Ở ví dụ trên, màu sắc Nam Bộ hiện ra rõ nét qua từ “tía” trong lời thoại của nhân vật.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: